Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đi tiểu đêm đừng coi thường bởi có thể là dấu hiệu của hàng loạt căn bệnh nguy hiểm

Bệnh tiểu đêm là tình trạng đi tiểu thường xuyên vào ban đêm (trên 2 lần), lượng nước tiểu vượt mức 1/4 hoặc xấp xỉ bằng ban ngày.

Trao đổi với báo lao động, ts.bs nguyễn bách - khoa nội thận lọc máu bv thống nhất tp hồ chí minh cho hay, bệnh tiểu đêm là tình trạng đi tiểu thường xuyên vào ban đêm, lượng nước tiểu vượt mức 1/4 hoặc xấp xỉ bằng ban ngày.

Đối với những người có trạng thái sức khỏe bình thường, mỗi ngày họ sẽ đi tiểu trung bình 8 lần, với 7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm, và lượng nước tiểu thải ra mỗi lần rơi vào khoảng 300 ml. vậy nên đi tiểu vào ban đêm quá 1 lần sẽ được coi là tiểu đêm nhiều.

Đi tiểu đêm có thể là dấu hiệu của hàng loạt căn bệnh nguy hiểm. ảnh minh họa

Nhiều người cho rằng việc đi tiểu đêm là do uống quá nhiều nước và coi đó là hoạt động bình thường của cơ thể. tuy nhiên, đi tiểu đêm còn là dấu hiệu của hàng loạt căn bệnh nguy hiểm sau:

Suy thận

Tình trạng này khiến quá trình lọc nước tiểu diễn ra nhanh hơn dẫn tới số lần đi tiểu đêm nhiều hơn.

Sỏi thận

Sỏi trong thận gây kích ứng đường tiết niệu và cản trở ống dẫn tiểu khiến bàng quang phải lọc nhiều hơn. Triệu chứng kèm theo gồm tiểu đêm, tiểu ra máu, tiểu dắt, cảm thấy căng tức bóng đái,... cả ngày lẫn đêm.

Bệnh viêm và xơ tuyến tiền liệt ở nam giới

Tuyến tiền liệt bị phình to chèn ép bàng quang và ống dẫn nước tiểu khiến bệnh nhân đi tiểu đêm thường xuyên hơn.

Tử cung, buồng trứng nở rộng

Một loạt các vấn đề như polyps cổ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng khiến tử cung hay buồng trứng bị mở rộng ra. Nếu quá lớn, chúng sẽ đè lên bàng quang, gây cảm giác mắc tiểu thường xuyên.

Bệnh tiểu đường hoặc tiền đái tháo đường

Theo randy wexler - phó giáo sư về y học gia đình và phó chủ nhiệm các vấn đề lâm sàng tại trung tâm y tế đại học bang ohio, nếu đang bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, cơ thể bạn có thể tăng lượng nước tiểu để giảm lượng đường trong máu. điều này có thể giải thích tại sao bạn hay thức giấc để đi tiểu vào ban đêm.

Bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, nếu bạn luôn cảm thấy khát nước, thậm chí uống nhiều nước - đó là một dấu hiệu cho thấy đường máu của bạn có vấn đề.

Theo Hòa Lê/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/di-tieu-dem-dung-coi-thuong-boi-co-the-la-dau-hieu-cua-hang-loat-can-benh-nguy-hiem-d156424.html?fbclid=IwAR1blh4QKRgsxJl33LQ6Zpn5GswDh8Rf0zAw-Y91eZtjGvzBVMeKDQY5Ats

Theo Hòa Lê/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/di-tieu-dem-dung-coi-thuong-boi-co-the-la-dau-hieu-cua-hang-loat-can-benh-nguy-hiem/20211127085611564)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Đái dầm là chứng thuộc phạm vi chứng di niệu của Đông y, thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cũng có khi gặp ở người lớn. Nguyên nhân gây đái dầm là do thận khí hư hàn, không ước thúc được bàng quang, do phế khí, tỳ khí hư nhược, cũng có khi do thói quen xấu của trẻ em.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY