Dị ứng , Mề đay hôm nay

Dị ứng khi thời tiết thay đổi, xử trí thế nào?

Da bạn thường nổi sẩn ngứa thành cục, mảng đỏ… khi trời lạnh hay thời tiết thay đổi khiến cơ thể cảm giác khó chịu, bứt rứt? Nếu có những triệu chứng này, có thể bạn đang bị “dị ứng thời tiết”.

Nội dung bài viết:

1. Thời tiết có khiến con người bị dị ứng?

2. Tỷ lệ người dị ứng khi thời tiết thay đổi có khác nhau giữa các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới?

3.  Mùa xuân dễ gây dị ứng nhất?

4. Dị ứng với thời tiết ở nước ngoài có tự khỏi được không?

5. Có nhất thiết phải xét nghiệm tìm dị ứng nguyên?

6. Uống Thu*c chống dị ứng lâu dài có sao không?

7. Người “dị ứng thời tiết” cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin COVID-19?

8. Phòng ngừa tình trạng “dị ứng thời tiết” như thế nào?

9. Người bị dị ứng thời tiết là người có hệ miễn dịch yếu?

10.  Bệnh chàm nặng hơn vào mùa đông, có phải “dị ứng thời tiết”?

11. Sau tập thể dục, da đầu và má cảm giác châm chích có phải là “dị ứng thời tiết”?

12. “Dị ứng thời tiết” có di truyền?

1. Thời tiết có khiến con người bị dị ứng?

thưa bs, nhiều người cứ thời tiết đổi mùa là bị hắt hơi, sổ mũi, nổi mẩn ngứa, họ nghĩ rằng mình bị dị ứng thời tiết. theo bs, thời tiết có khiến cho chúng ta bị dị ứng được không ạ?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Đúng là khi thời tiết thay đổi, một số người bị bệnh dị ứng sẽ có tình trạng dị ứng nặng nề hơn, chẳng hạn như khi trời mưa, bão.

Ở các nước phương tây, thời tiết có sự chuyển mùa rõ rệt, một số bệnh nhân sẽ có triệu chứng nặng hơn trong thời điểm mùa đông hoặc mùa xuân (do nồng độ phấn hoa trong không khí cao). tại việt nam, triệu chứng dị ứng nói chung có thể thay đổi nặng hơn khi trời chuyển mưa, giông bão hoặc thời tiết lạnh.

Do đó, một số người thường cho rằng mình bị dị ứng thời tiết. tuy nhiên, thuật ngữ này không chính xác. bởi nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta bị dị ứng khi thời tiết thay đổi là do thành phần dị nguyên trong không khí xung quanh thay đổi theo thời tiết làm cho triệu chứng dị ứng của chúng ta nặng hơn.

Vì vậy, hy vọng quý đọc giả có thể hiểu đúng rằng không hề có thuật ngữ dị ứng thời tiết trong y học. thay vào đó, chúng ta đừng nên chủ quan rằng thời tiết là nguyên nhân gây dị ứng mà nên chú ý triệu chứng của mình khi thời tiết thay đổi, từ đó có thể gợi ý dị nguyên nào gây nên triệu chứng dị ứng cho mình.

2. Tỷ lệ người dị ứng khi thời tiết thay đổi có khác nhau giữa các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới?

Số lượng (hoặc tỷ lệ) người bị “dị ứng thời tiết” ở các vùng khí hậu nhiệt đới, ôn đới có khác nhau không, thưa BS?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Ở các nước ôn đới, mỗi khi mùa xuân đến, nồng độ phấn hoa trong không khí nhiều hơn, những người bị viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn nói chung bắt đầu có triệu chứng “rầm rộ” hơn.

Đối với những nơi thuộc xứ nóng như việt nam, đặc biệt là ở tphcm thường không có sự chuyển mùa rõ rệt. thay vào đó, trong những thời điểm như trời mưa, thời tiết chuyển lạnh hơn, những thành phần như nấm mốc sẽ tăng lên, đó mới chính là nguyên nhân khiến triệu chứng dị ứng trở nặng.

Vì vậy, con số thống kê người dị ứng khi thời tiết thay đổi sẽ tương đương với tỷ lệ người mắc bệnh hen suyễn và viêm mũi dị ứng nói chung. bởi những người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc có những bệnh lý về đường hô hấp khác sẽ có triệu chứng nặng hơn khi thời tiết thay đổi.

Các vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới khác nhau chủ yếu do đặc điểm về khí hậu và phân bố mùa giữa các quốc gia.

Hiện nay, có một thể bệnh rất đặc biệt là hen suyễn do giông bão. trường hợp này được ghi nhận đầu tiên và nổi tiếng nhất tại úc. người ta nhận thấy rằng, mỗi khi xảy ra những trận mưa to hoặc giông bão thì những người bệnh hen suyễn sẽ có triệu chứng nặng hơn. các chuyên gia giải thích rằng, mỗi khi trời giông bão thường có gió lớn. theo đó, tất cả dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc… sẽ bị cuốn theo cơn giông. khi gặp mây, sự thay đổi về độ ẩm sẽ làm thành phần dị nguyên được tách ra. sau khi giông bão đã giảm bớt, những thành phần dị nguyên đang lơ lửng trên cao có thể di chuyển đến vùng không khí khác, vô tình bệnh nhân hen suyễn hít phải làm cho triệu chứng dị ứng nặng hơn.

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú - Trung tâm Y Sinh học Phân tử, Trường ĐH Y Dược TPHCM.

3.  Mùa xuân dễ gây dị ứng nhất?

Thưa BS, có phải mùa xuân là mùa dễ gây dị ứng nhất không ạ?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Mùa xuân có vẻ sẽ dễ gây dị ứng với người dị ứng với phấn hoa. Bởi đặc điểm của mùa xuân là tỷ lệ phấn hoa trong không khí rất cao. Điều này thường thấy rõ ở đất nước mặt trời mọc.

Theo đó, ở những nước ôn đới thường sẽ có thiết bị pollen count – thiết bị đếm nồng độ phấn hoa mỗi ngày. trong một số nước, thậm chí khi làm những chương trình dự báo thời tiết trên kênh truyền hình quốc gia, người ta cũng để thêm thông tin về nồng độ phấn hoa để người bị dị ứng với phấn hoa có thể dự đoán trước tình trạng bệnh của mình.

4. Dị ứng với thời tiết ở nước ngoài có tự khỏi được không?

Khá nhiều bạn đọc AloBacsi là du học sinh hay người đi làm việc ở nước ngoài, họ bị “dị ứng thời tiết”. Tình trạng dị ứng này có thể tự hết được không, thường là bao lâu họ sẽ thích nghi được ạ?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Đối với du học sinh hay người đi làm việc ở các nước ôn đới, mỗi khi thời tiết thay đổi thì có thể thành phần dị nguyên sẽ tăng cao hơn (trong mùa xuân hoặc trời mưa).

Do đó, để có thể kiểm soát được tốt nhất tình trạng dị ứng khi thay đổi thời tiết, chúng ta nên đến phòng khám chuyên khoa tại đất nước sở tại. vì ở mỗi quốc gia sẽ có những phổ dị nguyên phổ biến khác nhau. do đó, khi chúng ta có triệu chứng dị ứng thì có thể làm xét nghiệm với những dị nguyên phổ biến tại quốc gia đó. như vậy, bạn sẽ biết chính xác mình bị dị ứng với thành phần dị nguyên nào. nhờ đó sẽ có những phương pháp hỗ trợ kịp thời.

Thông thường, những dị nguyên đường hô hấp thường gặp khi thời tiết thay đổi là mạt phấn hoa, phấn cỏ, mạt bụi nhà, lông chó mèo, gián,… hiện nay, tại mỹ và các quốc gia của châu âu, người ta đã có những phương pháp giải mẫn cảm với phấn cỏ và mạt bụi nhà rất hữu hiệu. vì vậy, chúng ta có thể đến khám để tìm ra được dị nguyên và cân nhắc giải mẫn cảm khi thoả điều kiện.

5. Có nhất thiết phải xét nghiệm tìm dị ứng nguyên?

Theo BS, người bị “dị ứng thời tiết” có nhất thiết phải làm xét nghiệm tìm dị ứng nguyên?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Người bị dị ứng khi thời tiết thay đổi không nhất thiết phải xét nghiệm tìm ra dị nguyên mà điều này sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi người.

Theo cá nhân bs, chúng ta nên làm những xét nghiệm để tìm dị nguyên và tập trung vào nhóm dị nguyên đường hô hấp. bởi khi thời tiết thay đổi, nồng độ dị nguyên trong không khí thường là phấn hoa, phấn cỏ, mạt bụi nhà hoặc nấm mốc sẽ tăng lên, đó là nguyên nhân làm cho tình trạng dị ứng nặng hơn.

Vì vậy, chúng ta nên xét nghiệm tìm dị nguyên, có thể thông qua test da hoặc xét nghiệm máu để tìm kháng thể với dị nguyên đó. Bởi nếu muốn điều trị hiệu quả thì chúng ta cần biết nguyên nhân là gì. Vì vậy, BS khuyến cáo các bạn nên làm xét nghiệm để tìm dị nguyên.

6. Uống Thu*c chống dị ứng lâu dài có sao không?

nỗi lo chung của người bị dị ứng là việc phải uống thu*c chống dị ứng lâu dài, mà hễ thời tiết đổi mùa lại phải uống. xin bs cho biết nếu uống thu*c chống dị ứng lâu dài thì có thể gây bất lợi gì cho sức khỏe ạ?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Đây cũng là nỗi lo chung của cả BS và bệnh nhân. Thật ra, nếu chúng ta dùng một Thu*c nào đó dài lâu cũng có thể gây những ảnh hưởng nhất định với cơ thể. Đặc biệt, ở Việt Nam, việc mua Thu*c rất dễ dàng nên đôi khi bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Thông thường, nếu chúng ta mua Thu*c dị ứng ở nhà Thu*c, nhân viên có thể bán Thu*c kháng histamin, một số nơi có thể bán Thu*c mạnh hơn như Thu*c corticoid uống.

Với corticoid uống, nếu sử dụng lâu dài có thể gặp những tác dụng phụ như: khiến cơ thể bị tăng cân, loãng xương, đái tháo đường… Do đó, thường các BS chuyên khoa dị ứng chỉ kê corticoid khi có chỉ định cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn và cố gắng cắt liều nhanh nhất có thể.

Với Thu*c kháng histamin, Thu*c thường được sử dụng nhiều hơn. Trước đây, Thu*c kháng histamin có tác dụng an thần, khiến bệnh nhân buồn ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, với những loại Thu*c kháng histamin thế hệ mới, tác dụng phụ an thần cũng không còn nhiều nữa. Hiện nay, nếu chúng ta dùng đúng liều thì vẫn có thể dùng Thu*c kháng histamin trong thời gian dài. Tuy nhiên, dùng cái gì nhiều quá cũng không tốt. Nếu đi khám tại cơ sở y tế, các BS sẽ cố kê liều thấp nhất có thể để bệnh nhân không bị phụ thuộc vào Thu*c.

Đặc biệt, với phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần phải thật thận trọng khi dùng Thu*c histamin. Bởi một số loại Thu*c có thể truyền qua nhau thai hoặc sữa mẹ sẽ không tốt cho em bé và thai nhi.

7. Người “dị ứng thời tiết” cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin COVID-19?

Người bị “dị ứng thời tiết” cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin COVID-19, cũng như chích ngừa các bệnh khác, thưa BS?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Đối với việc tiêm ngừa vắc xin COVID-19, theo những thông tư mới của Bộ Y tế, những người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin sẽ chống chỉ định tiêm.

Theo đó, bất kỳ người nào có phản ứng sốc phản vệ từ độ 3 trở xuống đều có thể chích ngừa COVID-19. Tuy nhiên, những trường hợp này nên chích ngừa tại những cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu.

Điều khá may mắn là những bệnh nhân bị dị ứng khi thay đổi thời tiết thường không triệu chứng gì quá nguy hiểm. do đó, nhóm bệnh nhân này đều có thể tiêm vắc xin covid-19 bình thường. điều cần làm là người bệnh nên khai rõ tình trạng bệnh lý dị ứng của mình cho bs khám sàng lọc nắm. trong lần tiêm mũi đầu tiên, chúng ta không cần uống thu*c kháng dị ứng trước vì có thể sẽ xảy ra những phản ứng không phù hợp.

Ngoài ra, khi đi tiêm vắc xin, người bệnh không nên quá lo lắng vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng tăng thông khí, khó thở do tâm lý.

Để sống chung với COVID-19, chúng ta nên cố gắng tiêm phòng khi có thể. Nên lưu ý một số điều như BS đã trình bày và tuân thủ những biện pháp 5K để hạn chế lây nhiễm hết mức có thể.

8. Phòng ngừa tình trạng “dị ứng thời tiết” như thế nào?

Nhờ BS hướng dẫn: để phòng ngừa, hạn chế tình trạng “dị ứng thời tiết”, người bệnh cần làm gì ạ?

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Bệnh nhân cần chủ động biết được nguồn dị nguyên của mình, khi thời tiết nào thì thường xảy ra tình trạng dị ứng. chẳng hạn khi chuyển sang mùa xuân, một số bệnh nhân hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng, triệu chứng dị ứng thường có xu hướng nặng lên. trong thời điểm đó, bs chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân tăng liều thu*c lên tạm thời, rồi giảm liều dần về mức bình thường để kiểm soát bệnh.

Với những người có triệu chứng dị ứng nặng hơn khi trời mưa, cách duy nhất bệnh nhân có thể làm được là nên chuẩn bị thu*c hợp lý và cố gắng không để bị ảnh hưởng khi bị thay đổi thời tiết. chẳng hạn khi trời mưa, bệnh nhân nên ở trong môi trường có không khí tương đối tốt thì sẽ an toàn hơn. tuy nhiên, việc phòng tránh là rất khó vì chúng ta không thể điều khiển được thời tiết. do đó, nếu chúng ta biết rõ điều kiện thời tiết nào khiến cho mình bị ảnh hưởng và có kế hoạch dùng thu*c hợp lý thì sẽ tốt hơn.

9. Người bị dị ứng thời tiết là người có hệ miễn dịch yếu?

Thưa BS, có phải người bị “dị ứng thời tiết” là người có hệ miễn dịch yếu không? Cảm ơn BS! (Lê Quang Sơn)

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Nhiều người thường quan niệm rằng, những ai hay bị bệnh lặt vặt đều là do sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, quan niệm này không chính xác.

Theo lý thuyết, dị ứng khi thay đổi thời tiết là do hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng với những dị nguyên vốn dĩ bình thường với người khác. do vậy, chuyện miễn dịch yếu là hoàn toàn không xảy ra, ngược lại miễn dịch của người bị dị ứng càng cao hơn.

Việc dùng vitamin đúng liều lượng sẽ rất tốt cho cơ thể của chúng ta, đó là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh vitamin có thể cải thiện tình trạng dị ứng.

10.  Bệnh chàm nặng hơn vào mùa đông, có phải “dị ứng thời tiết”?

BS ơi, bệnh chàm của em cứ tới mùa đông là nặng lên, có phải em bị “dị ứng thời tiết” không ạ? (Mỹ Lệ)

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Bạn quan sát rất đúng, đó là đặc điểm của bệnh chàm. bởi chàm là một bệnh viêm da cơ địa, da bệnh nhân sẽ rất khô, đặc biệt trong mùa đông vì thời tiết rất hanh và khô. mặc dù bạn có triệu chứng khi thay đổi thời tiết nhưng điều này không liên quan đến dị ứng khi thay đổi thời tiết mà bản chất của bệnh chàm đã như vậy.

Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên tiếp tục duy trì dưỡng ẩm. nguyên tắc chính khi điều trị chàm hoặc viêm da cơ địa nói chung là dùng những thu*c để làm giảm tình trạng và tích cực duy trì độ ẩm trên da. bởi khi thời tiết hanh khô, các tế bào trên da sẽ càng bị tổn thương hơn và chàm nặng hơn. theo đó, vào mùa đông, bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm trên da bất cứ thời điểm nào trong ngày khi da khô và không hạn chế.

Đặc biệt, sau khi mình tắm xong, da vẫn còn ẩm, bạn nên tranh thủ thời điểm đó để bôi kem dưỡng ẩm. Những loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp cho tế bào da được duy trì hình thái đúng mức và có thể tạo nên liên kết bảo vệ da, nhờ đó làm giảm triệu chứng chàm.

11. Sau tập thể dục, da đầu và má cảm giác châm chích có phải là “dị ứng thời tiết”?

chào bác sĩ, mỗi khi tập thể dục hay thời tiết nắng nóng mùa hè, em như bị rất nhiều kim châm nhưng trên da không thấy sưng đỏ. đặc biệt ở da đầu và má, cảm giác kim châm chích. cùng lúc đó là nóng ran khắp người. xin bác sĩ giải đáp giúp em, đây có phải là “dị ứng thời tiết” không ạ? em có nên uống thu*c chống dị ứng không? (phong phùng)

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Nếu bạn chỉ có những triệu chứng râm ran khắp người như vậy mà không có san thương da nào thì cũng hơi lạ một chút. Vì nếu bệnh nhân có triệu chứng dị ứng, sau khi tập thể dục thì san thương thường gặp lại trên da, hoặc triệu chứng ở đường hô hấp như khò khè, khó thở, thở mệt,…

Do vậy, triệu chứng của bạn cũng chưa đủ để kết luận bạn có bị dị ứng hay không. Rất có thể bạn có một bệnh lý khác tiềm ẩn.

Lời khuyên tốt nhất là trước khi thử những Thu*c kháng dị ứng, bạn có thể đi khám tổng quát để xác định triệu chứng mình đang gặp là gì. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý quan sát, bên cạnh cảm giác châm chít, khó chịu, nếu bạn có những biểu hiện khác như: xuất hiện mảng gồ lên bề mặt da, sưng mắt, sưng môi, hụt hơi, thở khò khè, khó thở, hắt hơi, sổ mũi… thì có thể bạn có bệnh lý dị ứng.

12. “Dị ứng thời tiết” có di truyền?

bs ơi, dị ứng thời tiết có di truyền không? bạn trai em cứ tới trở trời là hắt xì vang dội cả dãy nhà trọ. em lo quá! (nguyễn trâm)

TS.BS Trịnh Hoàng Kim Tú trả lời:

Dị ứng là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường xung quanh. Người ta nhận thấy rằng, nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng thì nguy cơ mà con bị dị ứng sẽ cao hơn ở gia đình chỉ có bố hoặc mẹ bị dị ứng. Đương nhiên nếu bố và mẹ đều không bị dị ứng thì nguy cơ bị dị ứng ở con càng thấp hơn.

Do đó, vẫn có một số trường hợp cơ địa dị ứng khi thời tiết thay đổi có thể di truyền nhưng điều này còn phụ thuộc vào tương tác dị ứng với môi trường nữa. cho nên chúng ta cũng chưa thể kết luận được gì cả.


Anh Thi (ghi) - AloBacsi.vn

Lần cập nhật cuối: 06:39 10/11/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/di-ung-khi-thoi-tiet-thay-doi-xu-tri-the-nao-n419128.html)

Tin cùng nội dung

  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ cũng như hoạt động sống của người bệnh.
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY