Dị vật trong mũi hôm nay

Dị vật trong mũi

Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.

Các loại dị vật và những trường hợp dị vật tắc trong mũi xảy ra muôn hình vạn trạng, nằm ngoài khả năng tưởng tượng của chúng ta. - Các dị vật thường gặp là thức ăn, giấy ăn, các loại hạt, đồ chơi, sỏi đá. - Phần lớn các trường hợp dị vật trong mũi và khoang mũi không nghiêm trọng và hay xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ em từ 1 đến 8 tuổi. Trẻ em phát triển khả năng cầm nắm đồ vật từ 9 tháng tuổi, vì vậy dị vật trong mũi thường ít gặp ở trẻ dưới 9 tháng tuổi. - Một vật tắc đơn thuần trong mũi và không gây ra triệu chứng gì khác có thể không cần lấy dị vật ra ngay mà có thể trì hoãn tới sáng hoặc một vài ngày sau. Tuy nhiên, dị vật cũng có thể được lấy ra nhanh chóng mà không gây khó chịu hay nguy hiểm gì. Ngoài ra, một vật tắc trong mũi có khả năng di chuyển xuống miệng và có nguy cơ bị nuốt phải, hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là bị hít vào phổi và gây tắc đường thở. Mục tiêu của bài viết này là về dị vật trong mũi, không bao gồm các loại hóa chất độc hại bị hít vào mũi gây tổn thương khoang mũi, chấn thương mũi hay dị vật từ khoang mũi di chuyển vào phổi. Nguyên nhân. - Phần lớn các dị vật bị đưa vào mũi một cách tình cờ với vô vàn các lý do khác nhau. Khi hỏi trẻ em về dị vật trong mũi, cần nhẹ nhàng và không phán xét trẻ. Nếu không, khả năng rất lớn là trẻ sẽ phủ định rằng có vật gì đó mắc trong mũi của chúng để không bị phạt. Điều này dẫn tới chậm trễ trong việc phát hiện dị vật và làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. - Chấn thương cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến dị vật chui vào trong mũi. Khi một người bị ngã hoặc bị đánh vào mặt, điều quan trọng là đánh giá xem liệu có dị vật tắc trong mũi mà chúng ta hoàn toàn không thể quan sát từ bên ngoài hay không. Triệu chứng. May mắn là, phần lớn mọi người (người lớn) có thể và sẽ nói với bác sĩ rằng có vật gì đó ở trong mũi của mình. - Điển hình là dị vật trong mũi gây ra đau hoặc tắc nghẹt mũi bên có dị vật. - Chảy máu mũi cũng là triệu chứng của dị vật trong mũi vì niêm mạc mũi có thể bị trầy xước. Chảy máu mức độ nhiều, máu có thể chảy qua thành sau họng và bệnh nhân sẽ nuốt xuống dạ dày. Và bởi máu rất dễ gây buồn nôn nên người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen, tùy thuộc máu đã lưu lại trong dạ dày bao lâu. Điều quan trọng là phải phân biệt đó là nôn máu đã nuốt từ mũi xuống hay là nôn máu do xuất huyết dạ dày. - Khoang mũi thông với phía sau họng miệng, vì vậy rất có khả năng dị vật bị đẩy xuống họng. Có những trường hợp dị vật bị nuốt xuống hoặc bị tắc gây nghẹt thở. Triệu chứng của ngạt, rít, khó thở hoặc không nói được, là những gợi ý để đánh giá toàn bộ mũi, họng và phổi để tránh bỏ sót dị vật. Cần thu thập thông tin để biết được loại dị vật, nhằm hỗ trợ cho bác sĩ quyết định có chụp X quang hay không (dị vật cản quang như kim loại sẽ thấy trên phim X quang). - Một vài trường hợp, đặc biệt ở trẻ em hiếu động, thích cho đồ vật vào mũi và thấy thích thú khi nhét vật gì đó vào phía bên kia của mũi, cũng như nhét cái gì đó vào tai. Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả những nơi có khả năng có dị vật khi nghi ngờ. Hơn nữa, trẻ em cũng rất hay nhét dị vật vào mũi, tai, hay những vị trí khác của anh/em mình. - Nhiễm trùng là một triệu chứng hay gặp khác của dị vật trong mũi. Mẩu giấy ăn bị sót lại hoặc để quên là nguyên nhân thường gặp. Kịch bản này không phải không hay gặp ở người lớn và trẻ em. Mọi người thường sẽ phàn nàn về việc chảy nước mũi liên tục ở một bên mũi. Rất nhiều trong số họ đã điều trị một hoặc nhiều kháng sinh. Không may là, chỉ dùng kháng sinh sẽ không thể điều trị khỏi chảy nước mũi cho tới khi dị vật được lấy bỏ. Thêm vào đó, các xoang cũng thông với mũi. Vì có dị vật trong mũi gây ra nhiễm trùng thường xuyên và làm tắc đường lưu thông xoang. Viêm xoang (đặc biệt là tái đi tái lại hoặc viêm xoang mạn tính) cũng nên đặt ra câu hỏi liệu có dị vật ở trong mũi hay không. - Mặc dù một người có thể tự cảm nhận được có vật gì đó không bình thường trong mũi của mình, nhưng đôi khi họ vẫn có thể bị nhầm lẫn với tình trạng mũi sung huyết, vì vậy những dị vật nhỏ hoặc mẩu giấy ăn bị xé nhỏ rất có thể không được phát hiện. - Mùi hôi cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng có dị vật ở mũi trong một thời gian dài. Có thể phát hiện được dị vật do dị vật gây ra tình trạng hơi thở hôi hay mùi hôi từ mũi, cũng có thể liên quan tới tình trạng chảy nước mũi do dị vật. - Vùng da ngay dưới mũi trở nên đỏ, rát do chảy nước mũi liên tục hoặc do chùi mũi thường xuyên. Chốc là tình trạng nhiễm trùng da hay gặp có liên quan. Chốc thường xuất hiện với những vùng da đỏ, rát có vảy vàng nhạt ở trên. Khi chỉ có chốc ở vị trí nói trên, là một gợi ý để tiến hành đánh giá kĩ càng hơn nhằm đảm bảo rằng mũi thông thoáng và không có dị vật. Khi nào cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế. Gọi bác sĩ khi. - Hầu hết các trường hợp dị vật mắc trong mũi nên tìm đến bác sĩ. Việc lấy bỏ dị vật không nên tiến hành ở nhà để tránh gây ra các tổn thương nặng nề hơn. - Nếu có bất cứ vấn đề nào như: một phần của dị vật vẫn còn trong mũi hoặc chảy máu mũi liên tục, thì cần được thăm khám kĩ càng bởi một bác sĩ chuyên khoa. - Đau, chảy máu mũi hoặc chảy nước mũi dai dẳng nên nghĩ tới tình trạng mũi không hoàn toàn thông thoáng. Dị vật vẫn còn trong mũi gây ra nhiều triệu chứng. - Dát đỏ phía dưới 1 lỗ mũi hoặc tăng áp lực xoang liên tục, không giải thích được, cũng gợi ý nên được thăm khám, đánh giá cẩn thận. - Bác sĩ của bạn có thể gặp bạn ở phòng khám của họ hoặc chuyển bạn tới phòng cấp cứu gần đó hay chuyển bạn tới một bác sĩ chuyên khoa. Bạn đừng kì vọng rằng có bất kì một bác sĩ nào có thể dánh giá tình trạng của bạn một cách đầy đủ qua điện thoại. Nếu có bất cứ lo lắng gì về dị vật trong mũi, bạn nên được thăm khám bởi bác sĩ có chứng chỉ hành nghề. Tới bệnh viện khi. Trong phần lớn các trường hợp, dị vật tắc trong mũi sẽ không đe dọa tính mạng. Người có dị vật trong mũi sẽ có thời gian để liên hệ với bác sĩ riêng của mình. Tình trạng cấp cứu tùy thuộc vào vị trí của dị vật và bản chất dị vật, cũng như các triệu chứng ở bệnh nhân. - Nếu dị vật bị hít vào họng và bệnh nhân bị ngạt thở. Hãy gọi 115. - Nếu dị vật rơi xuống họng và được nuốt xuống, hãy gặp bác sĩ để được chăm sóc cấp cứu. Một vài dị vật có thể bị mắc lại ở thực quản. Nếu điều này xảy ra, dị vật cần được đẩy xuống dạ dày hoặc lấy ra bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. - Với những dị vật có chứa hóa chất, như pin, hay thức ăn cũng coi là một tình trạng cấp cứu. - Vì mũi ẩm nên dị vật như hạt đậu sẽ bị trương phồng khi ở trong môi trường ẩm. - Tình trạng này dẫn tới khó chịu tăng dần và gây khó khăn hơn trong việc loại bỏ dị vật. - Pin có thể phân hủy trong cơ thể, đủ để làm dò rỉ hóa chất ra ngoài và gây bỏng. Chẩn đoán. Phần lớn dị vật có thể quan sát được trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và với một vài dụng cụ. Nếu dị vật ở sâu phía trong hoặc có biến chứng nhiễm trùng xoang nghiêm trọng, thăm khám bằng soi ống mềm hoặc CT scan có thể được cân nhắc chỉ định. - Đôi khi, dị vật có thể được phát hiện một cách vô tình khi chụp X quang vì một lý do nào đó khác. Và điều quan trọng cần phải lưu ý là một vài loại dị vật như thức ăn, gỗ, nhựa không thấy được trên phim X quang thường quy. - Hãy yêu cầu bác sĩ thăm khám tổng thể vùng đầu và cổ trong những trường hợp có khả năng cao có nhiều dị vật trong cả lỗ mũi và tai, đặc biệt là ở trẻ em. Nguồn Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-di-vat-trong-mui-23990.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
  • Em rất tự ti với vì cái mũi “không được cao” của mình, em muốn đi nâng mũi từ lâu rồi nhưng còn ngần ngại. Giờ em thấy trên mạng quảng cáo về phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân kiểu Hàn Quốc, mũi rất gọn và tự nhiên. Em muốn làm phẫu thuật này thì nên đến đâu? Cảm ơn Mangyte! (Mi Vân - ngoisao…@yahoo.com)
  • Trời chuyển lạnh, không khí khô hanh cộng với môi trường ô nhiễm làm nhiều người sáng sớm ngủ dậy thấy ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo ho và đau họng.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY