Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dịch sốt xuất huyết đe doạ các tỉnh phía Nam vào mùa mưa

Từ đầu năm 2015 đến nay, bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Bộ Y tế nhận định dịch bệnh có thể tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt vào mùa mưa...
Từ đầu năm 2015 đến nay, bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Bộ Y tế nhận định dịch bệnh có thể tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt vào mùa mưa...

Diễn biến khó lường

Theo Bộ Y tế, năm 2014, số ca mắc sốt xuất huyết giảm 51,8%, số Tu vong giảm 52,4% so với năm 2013 và so với giai đoạn 2006-2010, số mắc sốt xuất huyết năm 2014 giảm 68,9%, số Tu vong giảm 77,8%. Tuy vậy từ đầu năm 2015 đến nay, bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng đặc biệt tại các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Long An.

Liên quan đến dịch bệnh này tại hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết năm 2015 vừa tổ chức ở Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế chia sẻ, số ca mắc và ch*t do sốt xuất huyết năm 2014 thấp nhất trong 10 năm qua, không có đỉnh dịch vào mùa mưa như mọi năm nhưng số mắc liên tục tăng vào các tháng cuối năm. Tuy nhiên, dự báo năm 2015 dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp, gia tăng nếu không kiểm soát tốt. Trên địa bàn TP Hồ CHí Minh ba tháng đầu năm số ca mắc đã tăng 41% so với cùng kỳ năm 2014. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tăng đang giữa lúc mùa khô đặt ra nhiều lo ngại với ngành y tế thành phố. Nếu không giải quyết tốt, dịch có thể diễn biến khó lường khi bước vào mùa mưa.

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh phân bố số mắc sốt xuất huyết khu vực phía Nam cho thấy người bệnh tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là trẻ dưới 15 tuổi, trong khi tại các tỉnh Đông Nam Bộ thì số bệnh nhân người lớn lại rất cao. Nếp sinh hoạt của người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ khiến khu vực có nhiều vật chứa truyền thống cho muỗi sinh sản như lu, khạp chứa nước mưa. Muỗi ở vùng Đông Nam Bộ chủ yếu sinh sản ở khu đô thị, phát triển trong các vật phế thải như đồ hộp, hộp cơm hay tầng chứa nước ở sân thượng, hố ga…

Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ca bệnh

Trong công điện số 300/CĐ-BYT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước ngày 17/4 đề nghị quan tâm, chỉ đạo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, Thứ trưởng Bô Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Bộ Y tế nhận định dịch bệnh có thể tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt vào mùa mưa nếu không triển khai khai quyết liệt các biện pháp phòng chống”. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xác định các vùng trọng điểm, vùng có nguy cơ cao mà dịch có khả năng bùng phát để có giải pháp chỉ đạo quyết liệt và đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Chính quyền các cấp, các ban, ngành, các các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, huy động quần chúng nhân dân phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch: tổ chức diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay từ đầu năm và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại; phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết và phun hóa chất diệt muỗi triệt để tại 100% các hộ gia đình tại khu vực ổ dịch theo chỉ định của ngành Y tế.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các địa phương cần tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh, xử lý ngay và triệt để ổ dịch. Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh sẵn sàng cấp cứu và điều trị bệnh nhân, thực hiện chuyển tuyến kịp thời tránh hiện tượng bệnh nhân không được chẩn đoán và phân loại một cách chính xác, không được điều trị hợp lý dẫn đến gây Tu vong. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng.

Các địa phương cũng cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền tới người dân trong cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh phí của Chương trình mục tiêu được cấp từ Trung ương bị cắt giảm, Sở Tài chính cân đối ngân sách, cấp và bổ sung kinh phí kịp thời nhằm đảm bảo nhu cầu về Thu*c, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, kinh phí cho mạng lưới cộng tác viên để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch chủ động.

Theo yêu cầu của Bộ Y tế, các địa phương cần tổ chức các đoàn liên ngành đi kiểm tra, hỗ trợ các địa phương, khắc phục các tồn tại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để có các biện pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp; tập trung cao độ các biện pháp phòng chống để kịp thời ngăn chặn tình trạng dịch bệnh sốt xuất huyết lan rộng, kéo dài.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ như lu, khạp… hàng tuần. Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

Phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi..., dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. Tích cực phối với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dich-sot-xuat-huyet-de-doa-cac-tinh-phia-nam-vao-mua-mua-9690.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY