12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Dịch sốt xuất huyết vào mùa, làm sao để phân biệt với sốt do Covid-19?

Hiện nay đang là thời điểm mùa dịch, số mắc hàng tuần có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại Hà Nội và một số tỉnh khu vực miền Nam. Trong đó, sốt là một trong những biểu hiện thường gặp khi bị sốt xuất huyết, sốt rét, Covid-19 hay các bệnh khác như cúm. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt do Covid-19

Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt do Covid-19

Khi bị sốt xuất huyết và COVID-19 đều có thể đau cơ thể, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Tuy nhiên, khi mắc COVID-19, cơn sốt thường ở mức độ thấp hoặc trung bình, nhiệt độ tối đa thường ở mức 38,9 độ C và cơn sốt không kéo dài quá lâu, có thể hạ bớt nếu bệnh nhân dùng paracetamol. Ngược lại, với sốt xuất huyết, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao khoảng 39,4 – 40 độ C trong 2 ngày đầu. Sang ngày thứ 3 có thể xuất huyết ở những vùng da mỏng như da mặt, mặt trong cánh tay, vùng cổ... Các trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... Thậm chí, theo một số báo cáo, chủng virus sốt xuất huyết hiện tại là DENV-2 cũng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là sốt cao dẫn đến tử vong.

Người mắc sốt xuất huyết và Covid-19 đều có biểu hiện sốt, nhức đầu, đau cơ. Điểm khác nhau chủ yếu ở các triệu chứng hô hấp và phát ban dưới da - (Ảnh minh họa: Internet)

Trong trường hợp, đang nghi ngờ mình mắc sốt xuất huyết hay COVID-19, người bệnh phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm mới xác định được 2 loại bệnh này vì chúng có biểu hiện tương đồng. Trong trường hợp, nếu nhiễm đồng thời COVID-19 và sốt xuất huyết thì quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều. Phải vừa điều trị COVID-19, vừa theo dõi tình trạng bệnh của sốt xuất huyết để kịp thời truyền dịch chống sốc nếu diễn biến nặng. Vì vậy, nên cố gắng tránh tình trạng “đồng nhiễm”, tức mắc cùng lúc sốt xuất huyết và COVID-19 nhé!

Bí quyết chủ động phòng "dịch chồng dịch"

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để tránh “dịch chồng dịch”, mỗi người cần nâng cao ý thức, dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, tránh ao tù nước đọng làm nơi muỗi vằn đẻ trứng dẫn đến phát sinh lăng quăng, muỗi.

Muỗi vằn thường cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày như: bể nước , bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước để trên ban thờ, nước mưa đọng tại những mảnh vỡ trên xóm ngõ hoặc sân thượng… Vì vậy, cần chú ý thay nước, rửa dọn đồ vật trong nhà, có thể thả cá để diệt lăng quăng.

Nên thoa kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày... để tránh muỗi đốt - (Ảnh minh họa: Bengali)

Đồng thời, mỗi gia đình nên sử dụng tinh dầu, bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày... để tránh muỗi đốt. Khi có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ng

c Duyên

Theo Ng

ườ

i

đư

a tin


Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/dich-sot-xuat-huyet-vao-mua-lam-sao-de-phan-biet-voi-sot-do-covid-19-32318/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY