Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe thời điểm bình thường mới

Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi đến nơi đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng, quan tâm đến đề kháng da… giúp phòng chống Covid-19.

Thời gian giãn cách xã hội đã qua đi, người dân đang dần trở lại với cuộc sống thường ngày và làm quen với trạng thái "bình thường mới". Một số thói quen chăm sóc sức khỏe cần thay đổi hoặc điều chỉnh để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trong thời gian này.

Thay đổi để thích nghi với cuộc sống "bình thường mới"

Dù nhiều ngày qua, nước ta không xuất hiện ca lây nhiễm mới trong cộng đồng nhưng ở nhiều nước trên thế giới, dịch bệnh vẫn đang bùng phát. Do đó, việc xây dựng lối sống mới để bảo vệ bản thân và gia đình rất quan trọng.

Theo Bộ Y tế, trong khi chưa có vaccine và Thu*c đặc trị Covid-19, mọi người phải thích nghi "chung sống" với dịch bệnh, tạo dần trạng thái "bình thường mới" trong điều kiện có dịch bệnh.

Những thói quen cũng cần thay đổi để thích nghi với điều kiện, cuộc sống mới. Để thích nghi với biến chuyển này, mọi người nên giữ vững tinh thần và thể chất, ý thức bảo vệ sức khỏe nghiêm túc hơn.

Nếu trước đây, cởi mở giao tiếp với người xung quanh là bình thường thì nay việc luôn đeo khẩu trang khi nói chuyện hoặc giữ khoảng cách khi đến nơi đông người là điều kiện cần của trạng thái "bình thường mới".

Nếu trước kia bước xuống máy bay, việc đầu tiên là ôm chầm lấy người thân và bạn bè, thì nay phải tự cách ly, theo dõi tới khi đảm bảo sự di chuyển không có nguy cơ lây lan. Bình thường từng đi cả ngày với "đôi tay trần", bắt tay, bấm nút thang máy, chạm lên bề mặt mà không khử khuẩn nhưng sau khi Covid-19 diễn ra, "bình thường mới" là thường xuyên rửa tay sáu bước trong nhiều thời điểm hoặc sử dụng gel rửa tay khô khi không có nước và xà phòng để đảm bảo tay luôn sạch khuẩn.

Bên cạnh duy trì những thói quen hữu ích đó, nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân, bắt đầu bằng cách tăng cường hệ miễn dịch giúp tạo ra "áo giáp" chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Trang bị "áo giáp" miễn dịch cho cuộc sống mới khỏe mạnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên, là mạng lưới các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp nhằm bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch khỏe mạnh đến từ lối sống điều độ, cân bằng về tinh thần lẫn thể chất, ăn uống lành mạnh, đa dạng dinh dưỡng, siêng tập thể thao...

Để hệ miễn dịch toàn diện, bảo vệ đề kháng da - "hàng rào" đầu tiên của cơ thể trước virus, vi khuẩn gây bệnh - là điều không nên thờ ơ. Đề kháng da là khả năng đề kháng tự nhiên của da, thành phần không thể thiếu của hệ miễn dịch sẵn có nhưng chưa được nhiều người biết đến.

Chức năng của đề kháng da được hình thành nhờ vào ba lớp hàng rào gồm vật lý, hóa học và sinh học. Lớp đầu tiên trong đề kháng của da có tác dụng che chắn các cơ quan trong cơ thể và hạn chế thoát nước, dịch cơ thể ra bên ngoài. Nó cũng chống lại ảnh hưởng của các chất hóa học, tia UV, vi khuẩn gây bệnh và là nguồn dự trữ các tế bào miễn dịch.

Trong khi đó, hàng rào hóa học của đề kháng da chứa nhiều peptide và lipid kháng khuẩn hỗ trợ và kích thích các thành phần của hệ miễn dịch hoạt động, tiêu diệt hoặc bất hoạt vi khuẩn có hại. Hàng rào sinh học trong đề kháng da bao gồm hệ vi sinh ổn định sống thường trú trên da, góp phần tạo nên các antimicrobial peptides (AMPs) và antimicrobial lipids (AMLs), thúc đẩy tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Cấu tạo chặt chẽ với ba lớp như trên, đề kháng da có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Để bảo vệ đề kháng da, mỗi người cần củng cố sức đề kháng chung của cơ thể thông qua dinh dưỡng hợp lý, vận động điều độ và duy trì các thói quen sức khỏe lành mạnh. Vệ sinh cơ thể với sản phẩm sữa tắm không làm tổn hại đến đề kháng da, chứa các hợp chất kháng khuẩn tự nhiên góp phần tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn gây bệnh.

Bên cạnh các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch đã biết, quan tâm và chăm sóc đúng cách cho đề kháng da là giải pháp hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Từ đó, mỗi người sẽ góp phần phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn cũng như bảo vệ bản thân, gia đình khỏi những nguy cơ gây bệnh xung quanh.

Kim Uyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dieu-chinh-cach-cham-soc-suc-khoe-thoi-diem-binh-thuong-moi-4105137.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Thiên chức làm cha, làm mẹ là món quà vô cùng ý nghĩa mà trời đất ban tặng. Các mẹ phải chăm sóc bản thân và em bé thật tốt.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY