Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Điều người cha nào cũng làm được nhưng bác sĩ truyền nhiễm lúc này thì không

Bác sĩ truyền nhiễm luôn luôn đặt lên vai mình trách nhiệm đứng đầu tuyến chống dịch bệnh nhưng họ cũng phải đối diện với sự kỳ thị từ những người xung quanh, kể cả đồng nghiệp.

Những è dè xung quanh

Bác sĩ Đoàn Duy Huyên – phó khoa truyền nhiễm, BV Đa khoa tỉnh Quảng Bình chia sẻ, khi xác định chọn nghề làm bác sĩ truyền nhiễm, ai cũng phải đối mặt với sự kỳ thị của những người khác khi có dịch bệnh xảy ra, đó tâm lý chung.

Khoa Truyền nhiễm của BV Đa khoa Quảng Bình điều trị cho 9 bệnh nhân dương tính với Covid-19 từ 10/3/2020. Đây khoảng thời gian các y bác sĩ của khoa phải chiến đấu với con virus vô hình. Đặc biệt một bệnh nhân nhiều tuổi nhất 64 tuổi, kèm theo bệnh nền tăng huyết áp, xơ phổi nên ai cũng lo lắng.

Bác sĩ Huyên kể, may mắn bệnh nhân đã không bị suy hô hấp, phải thở máy nhờ có sự hỗ trợ của đồng nghiệp từ BV Chợ Rẫy.

Bác sĩ Huyên tâm sự, khi khoa tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đầu tiền rồi tiếp theo là hơn 20 bệnh nhân theo dõi y tế vì tiếp xúc với bệnh nhân F0, ngay chính các đồng nghiệp trong viện cũng e dè, xa lánh. Có những lúc, hễ nhìn thấy khoa nhiễm là người ta tránh đi đường khác.

Thời điểm có dịch, khi tiếp xúc với tâm lý e dè là điều đương nhiên, bác sĩ Huyên cho biết anh hiểu và thông cảm vì ai cũng sợ dịch bệnh. Và đôi khi sự e dè của đồng nghiệp cũng tốt, hạn chế lây lan bệnh.

Bản thân Huyên và các đồng nghiệp khoa nhiễm cũng thường xuyên phải hiểu ý và kể cả người ta không "né" thì các cũng tự tránh xa.

Một nhân viên y tế khoa truyền nhiễm BV Đa khoa Bình Thuận trong những ngày ăn ngủ chống cùng bệnh nhân Covid-19

Bác sĩ Huyên chia sẻ khi bệnh nhân ra viện hết, các bác sĩ khoa của anh cũng được về nhà tự cách ly tại nhà nhưng hiện nay với tâm lý người dân vẫn sợ dịch bệnh thì bác sĩ cũng không biết về nhà những người xung quanh đón nhận mình như thế nào?

Mọi người trong khoa thường động viên nhau trong công việc, đến giờ ai cũng vượt qua, đều vững vàng và sẵn sàng chấp nhận mình tiếp tục trong cuộc chiến kéo dài. Công việc chống dịch có thể làm cho xáo trộn cuộc sống bản thân, ảnh hưởng đến gia đình của nhân viên y tế truyền nhiễm, nhưng mọi người đều hiểu.

Bác sĩ Huyên đã gần 1 tháng không về nhà. Cả khoa nội bất xuất, ngoại bất nhập và mọi người lại tranh thủ lên đọc báo mạng hay xem tin tức, nhìn thấy hình ảnh các bác sĩ bị cộng đồng kỳ thị càng khiến họ buồn hơn.

Điều không thể làm được

TS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, chuyện bị kỳ thị thì bất cứ 1 nhân viên y tế nào trong ngành truyền nhiễm cũng từng trải qua. Người ta sợ bị mắc bệnh, biết mình ở nơi tâm bệnh về thì mối e ngại của người ta là sợ bị lây bệnh.

Vấn đề này xảy ra với không ít người bệnh, không chỉ xảy ra trong cộng đồng mà ngay cả trong công sở cũng có.

Bác sĩ Hùng cũng gặp đồng nghiệp làm việc ở khoa khác e ngại tiếp xúc với người ở chuyên khoa truyền nhiễm. Điều này là một tổn thương không nhỏ với nhân viên y tế, đặc biệt với nhân viên y tế ngành truyền nhiễm.

6 dược trà "khắc tinh" với chất béo: Giải nhiệt, loại bỏ mỡ thừa, giảm nhẹ nhiều bệnh

"Gần đây tôi coi một đoạn clip thấy một điều dưỡng của Ý về nhà thấy con nhưng gục xuống khóc vì anh ta phải ngăn cản con đang lao đến chúc mừng anh.

Tôi nghĩ, điều mà bất cứ một người cha nào trên thế giới cũng có thể làm được thì nhân viên y tế truyền nhiễm lúc này không thể làm được"- TS Hùng nói.

Nhiều hình ảnh bác sĩ Mỹ lo lắng cho con, lo cho gia đình tự dọn ra ngoài, ra gara, phòng riêng, có bác sĩ dựng lều trước sân nhà mình... để thấy là sự lo lắng, e ngại không chỉ ở phía xã hội mà chính nhân viên y tế trong ngành truyền nhiễm cũng phải tự đặt ra cho mình và điều đó mình thấy là tổn thương tâm lý nặng nề nhất mà chúng tôi phải chịu đựng bây giờ.

Bác sĩ Hùng chia sẻ ông chỉ là mong các đồng nghiệp, kể cả đồng nghiệp chuyên ngành khác cũng như cả xã hội có sự sẻ chia với nhân viên y tế ǹgành truyền nhiễm trong giai đoạn hiện nay.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/than-phan-dac-biet-cua-bac-si-truyen-nhiem-trong-thoi-dich-dong-nghiep-ne-ca-thang-khong-duoc-ve-nha-20200406230848546.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY