Bạn nên biết hôm nay

Điều trị mụn cóc như thế nào?

Tôi bị mụn cóc ở chân nhiều tháng nay khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Xin cho biết có biện pháp gì để điều trị?
Nguyễn Thị Lý (Bắc Ninh)

Mụn cóc hay dân gian còn gọi là hạt cơm thường mọc trên da bàn tay hay bàn chân, do virut Papilloma ở người (HPV) gây ra. Về điều trị mụn cóc không khó, tuy nhiên, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để xác định rõ ràng xem đó có phải là mụn cóc hay không.

Nếu đúng là mụn cóc, có thể bôi thì salicylic acid nồng độ cao. Thường có hai dạng sản phẩm để điều trị mụn cóc là tấm lót giày acid salicylic hoặc một chai dung dịch axit salicylic đậm đặc dùng để xịt lên chỗ mọc mụn. Sau đó loại bỏ các tế bào da ch*t trên bề mặt bằng viên đá bọt hoặc bằng tấm ván nhám. Biện pháp này phải mất khoảng 12 tuần để loại bỏ mụn cóc “cứng đầu”. Hoặc có thể sử dụng kem bôi tại chỗ imiquimod giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virut mụn cóc.

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật lạnh hoặc phương pháp áp lạnh cũng có thể áp dụng để điều trị mụn cóc nếu biện pháp trên thất bại. Liệu pháp làm lạnh trong điều trị mụn cóc là một kỹ thuật sử dụng một hoá chất rất lạnh để làm đông cứng mụn cóc từ đó phá huỷ các tế bào da ở đây và loại bỏ mụn cóc. Đây là một phương pháp phổ biến trong điều trị mụn cóc, có thể được thực hiện tại phòng khám bác sĩ (áp lạnh nitơ). Việc làm đông cứng vùng da chỗ mụn cóc sẽ phá huỷ nơi trú ẩn, khiến những tế bào da bị tổn thương, những mụn cóc sần sùi cũng như virut đều bị tiêu diệt. Phương pháp điều trị này chỉ kéo dài vài phút và kết quả sẽ được thấy rõ trong vòng 1 - 2 tuần…

Để giảm nguy cơ bị mụn cóc, hãy đi dép khi bạn sử dụng phòng tắm công cộng hoặc phòng tập thể dục… Cùng với đó, bạn nên sử dụng giày thoáng và thay đổi tất thường xuyên để giữ chân khô ráo.

Thường xuyên chà rửa bàn chân bằng xà phòng diệt khuẩn. Không mang chung giày dép với người đang bị mụn cóc.

BS. Trần Minh Thiệu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-mun-coc-nhu-the-nao-n137795.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY