Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid – Điều cần biết

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid được áp dụng trong giai đoạn tiến triển, thường dùng kết hợp với Thu*c chống thấp khớp có tác dụng chậm (DMARDs)

điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong giai đoạn tiến triển, thường dùng kết hợp với các Thu*c chống thấp khớp có tác dụng chậm (dmards). corticoid mang đến hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng sưng đỏ, viêm, đau nhức và tê cứng ổ khớp trong thời gian chờ dmards phát huy hiệu lực.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính, có diễn tiến phức tạp, dai dẳng, thương xảy ra ở những người phụ nữ trung niên. trong cơ thể của bệnh nhân, kháng thể được tạo ta từ hệ miễn dịch tấn công vào màng bao hoạt dịch, sụn khớp và một số cơ quan khác như mạch máu, thận, da… hiện tại vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Việc điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Thu*c chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, làm ngưng hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. hiện nay các loại Thu*c dùng trong chữa trị viêm khớp dạng thấp được chia thành 2 nhóm chính. cụ thể: Thu*c đặc trị (chủ yếu dùng dmards) và Thu*c kiểm soát triệu chứng (corticoid, Thu*c giảm đau và nsaids).

Trong đó Thu*c chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tiến triển của  bệnh. Tuy nhiên Thu*c mang đến hiệu quả chậm, thường sau 4 – 6 tuần sử dụng. Ngoài ra bệnh nhân cần kéo dài thời gian dùng Thu*c từ 4 – 6 tháng để nhận đầy đủ hiệu quả từ Thu*c.

Trong thời gian chờ dmards phát huy hiệu lực, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các Thu*c điều trị triệu chứng. trong đó việc sử dụng Thu*c corticoid sẽ giúp người bệnh giảm đau, cải thiện khả năng vận động và tiêu sưng.

Tác dụng khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid

Corticoid (corticosteroid) thuộc nhóm Thu*c chống viêm steroid. loại Thu*c này hoạt động tương tự như hormone cortisol – một loại hormone được tuyến thượng thận bài tiết. Thu*c có tác dụng chính là kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miến dịch. đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, Thu*c corticoid sẽ được sử dụng với mục đích chủ yếu là chóng viêm và ức chế miễn dịch.

Corticoid có vai trò thứ yếu. Loại Thu*c này được dùng kiểm soát triệu chứng trong thời gian chờ đợi Thu*c chống thấp khớp tác dụng chậm và một số loại Thu*c đặc trị khác có hiệu lực. Bên cạnh đó Thu*c chỉ được dùng trong giai đoạn tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên do corticoid có khả năng gây tác dụng phụ nên chỉ được dùng ngắn hạn khi bệnh nhân sử dụng Thu*c chống viêm không steroid (nsaids) và Thu*c giảm đau nhưng không có đáp ứng.

Thu*c corticoid có khả năng chống viêm kép (tác động không qua gen và tác động trực tiếp đến gen). chính vì thế Thu*c mang đến hiệu lực rõ rệt và mạnh hơn so với Thu*c chống viêm không steroid. trongd điều trị viêm khớp dạng thấp, tiêu chí lựa chọn corticoid là lựa chọn và dùng Thu*c có tác dụng chống viêm mạnh, ít phát sinh tác dụng phụ, thời gian tác dụng ngắn.

Hiện nay, ngoài điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid, loại Thu*c này còn được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. cụ thể như bệnh xương khớp, bệnh da liễu và một số bệnh rối loạn tự miễn như hội chứng thận hư, bệnh lupus ban đỏ…

Mặc dù các nghiên cứu đã cho thấy rằng Thu*c corticoid có khả năng mang lại hiệu quả điều trị cao và rõ rệt nhưng Thu*c tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và rủi ro không mong muốn. chính vì thế việc chỉ định corticoid cần được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa Thu*c vào quá trình chữa bệnh.

Chỉ định – Chống chỉ định dùng corticoid điều trị viêm khớp dạng thấp

Thông thường điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid cho những bệnh nhân đang trong giai đoạn tiến triển của bệnh và không có đáp ứng tốt với Thu*c chống viêm không steroid (nsaids) và Thu*c giảm đau. bên cạnh đó corticoid thường được dùng phối hợp với methotrexate hoặc một số loại Thu*c chống thấp khớp tác dụng chậm khác.

Tuy nhiên nhóm corticoid không được chỉ định dùng cho những trường hợp sau:

    Có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với corticoid

Thực tế cho thấy việc sử dụng corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và một số cơ quan khác trong cơ thể. chính vì thế trước khi yêu cầu bệnh nhân sử dụng corticoid, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khai thác tiền sử mắc bệnh, tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng với Thu*c và các loại Thu*c bệnh nhân đã sử dụng.

Sau kiểm tra, corticoid sẽ được chỉ định để điều trị và kiểm soát triệu chứng viêm khớp dạng thấp khi lợi ích từ việc sử dụng Thu*c vượt xa nguy cơ, tác dụng phụ và rủi ro có thể xảy ra.

Các loại corticoid được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Nguyên tắc lựa chọn và điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid gồm: sử dụng Thu*c corticoid có tác dụng chống viêm mạnh, thời gian tác dụng ngắn và ít gây ra tác dụng phụ. nguyên nhân là do nhóm Thu*c này không đóng vai trò chủ chốt đối với quá trình tiến triển của bệnh, chỉ được sử dụng với mục đích kiểm soát triệu chứng và dùng trong thời gian chờ Thu*c chống thấp khớp tác dụng chậm phát huy hiệu lực.

Thu*c corticoid được thêm vào quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu là những Thu*c có khả năng ức chế miễn dịch, chống viêm mạng, có thể dùng ở dạng tiêm hoặc dạng uống. ngoài ra bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc về khả năng đáp ứng với Thu*c và tình trạng sức khỏe  của bệnh nhân để chỉ định Thu*c điều trị thích hợp, dạng dùng, thời gian sử dụng và điều chỉnh liều dùng thích hợp.

Dưới đây là những loại Thu*c corticoid thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp, gồm:

    Triamcinolon

Ngoài ra đối với những bệnh nhân có khớp bị tổn thương nặng, sưng viêm nhiều, nóng rát và đau nhức nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại Thu*c corticoid có tác dụng rõ rệt và mạnh hơn.

Cách sử dụng corticoid trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid, Thu*c có thể được sử dụng ở dạng tiêm bắp, tiêm tại chỗ (tiêm trong/ cạnh khớp, tiêm ngoài màng cứng), tiêm tĩnh mạch, dùng ở đường uống. bên cạnh việc cân nhắc và lựa chọn loại Thu*c phù hợp thì  dạng dùng cũng được kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng dựa vào khả năng đáp ứng với Thu*c, tình trạng sức khỏe và mức độ tổn thương khớp của bệnh nhân.

1. Tiêm tại chỗ (tiêm trong hoặc tiêm cạnh khớp, tiêm ngoài màng cứng)

Tác dụng chính của việc sử dụng corticoid dưới dạng tiêm tại chỗ (tiêm trong hoặc tiêm cạnh khớp, tiêm ngoài màng cứng) là chống viêm và giảm đau nhanh. tuy nhiên việc sử dụng corticoid ở dạng dùng này chỉ được sử dụng cho những trường hợp có ổ khớp sưng viêm kèm theo cảm giác nóng rát và đau nhức nghiêm trọng.

Thông thường corticoid tiêm trong/cạnh khớp, tiêm ngoài màng cứng được thực hiện không quá 3 lần/ năm. bởi việc dùng Thu*c nhiều lần có thể khiến sụn bị phá hủy, tăng nguy cơ đứt gân, teo và loãng xương.

Hơn thế việc sử dụng corticoid tiêm ngoài màng cứng, tiêm trong khớp hoặc tiêm cạnh khớp phải được thực hiện một cách cẩn thận bởi bác sĩ chuyên khoa. bên cạnh đó dụng cụ y tế phải được đảm bảo vô trùng với quy trình chặt chẽ.

2. Tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch

Hiện nay hầu như corticoid không được chỉ định ở dạng tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. bởi việc chữa bệnh ở dạng dùng này có thể làm phát sinh một số vấn đề và tác dụng phụ không mong muốn, có mức độ nghiêm trọng cao. cụ thể như teo cơ, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm (do hệ miễn dịch của cơ thể bị ức chế khi dùng corticoid).

Tuy nhiên nếu viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở thể nặng, viêm và sưng đau nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc việc dùng corticoid dạng tiêm tĩnh mạch nếu lợi ích từ quá trình dùng Thu*c cao hơn rủi ro.

3. Đường uống

Thu*c corticoid đường uống được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các loại corticoid đường uống đều có khả năng tác động và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành một hoặc nhiều vết loét, thậm chí dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa.

Chính vì những điều trên bác sĩ chuyên khoa thường yêu cầu bệnh nhân sử dụng nhóm Thu*c corticoid dạng uống kết hợp với Thu*c ức chế quá trình sản xuất dịch vị và bảo vệ dạ dày. từ đó giúp làm giảm những tác dụng phụ không mong muốn.

Liều dùng corticoid

Theo quyết định 361/qđ-byt ngày 25/01/2014 của bộ y tế, liều dùng Thu*c corticoid trong điều trị và kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như sau:

Liều dùng corticoid trong điều trị ngắn hạn

Đối với thể nhẹ

    Liều khuyến cáo: Dùng 16 – 32 mg Methylprednisolon (hoặc dùng những loại corticoid có tác dụng tương tự). Uống Thu*c 1 lần/ ngày vào 8 giờ sáng và uống Thu*c sau khi ăn.

Đối với thể nặng

    Liều khuyến cáo: Dùng 40mg Methylprednisolon, truyền tĩnh mạch mỗi ngày.

Đối với thể nặng, tiến triển cấp và có khả năng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân (những biểu hiện ngoài khớp có mức độ nghiêm trọng, viêm mạch máu)

    Liều khuyến cáo: Dùng 500 – 1000mg Methylprednisolon, truyền tĩnh mạch mỗi ngày, truyền trong 30 đến 45 phút. Sử dụng Thu*c liên tục trong 3 ngày. Nếu có đáp ứng tốt, bênh nhân sẽ được chuyển sang dùng Thu*c dạng viêm uống. Có thể  lặp lại liệu trình điều trị này mỗi tháng nếu cần thiết.

Liều dùng corticoid trong điều trị dài hạn

Việc sử dụng corticoid trong điều trị dài hạn chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nặng, có suy thượng thận hoặc những bệnh phân phụ thuộc corticoid do dùng loại Thu*c này kéo dài.

    Liều khởi đầu: Dùng 20mg/ lần/ ngày, uống Thu*c vào 8 giờ sáng và uống Thu*c sau khi ăn.
  • Liều điều chỉnh: Sau khi có đáp ứng lâm sàng, bệnh nhân giảm  liều theo hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi đạt liều duy trì 5 – 8mg/ ngày. Bệnh nhân có thể sử dụng Thu*c cách ngày hoặc dùng hàng ngày. Hoặc có thể ngưng điều trị với corticoid sau 6 – 8 tuần sử dụng.

Tác dụng phụ thường gặp khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid

So với những loại Thu*c điều trị khác, corticoid có khả năng làm phát sinh tác dụng và gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng. đặc biệt là khi sử dụng Thu*c kéo dài (trên 1 tuần).

việc sử dụng corticoid tiêm tại chỗ sẽ làm phát sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng sau:

    Nhiễm trùng

các tác dụng phụ khi dùng Thu*c corticoid toàn thân:

    Xuất huyết tiêu hóa

Nguyên tắc cơ bản khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid

Corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, biến chứng và những rủi ro khi sử dụng. vì thế khi đưa loại Thu*c này vào quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần lưu ý đến một số nguyên tắc sau:

1. Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Do là loại Thu*c điều trị triệu chứng có tác dụng phụ và nguy cơ cao nên Thu*c corticoid chỉ được chỉ định khi bệnh nhân không có đáp ứng tốt với  Thu*c giảm đau và một số loại Thu*c chống viêm không steroid (nsaids).

Trước khi chỉ định điều trị viêm khớp dạng thấp với corticoid, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đánh giá mức độ tổn thương ổ khớp, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng  với Thu*c và một số vấn đề liên quan. điều này sẽ giúp lựa chọn Thu*c, dạng dùng, liều lượng và thời gian sử dụng Thu*c phù hợp. Thu*c corticoid  thường được giảm liều ngay khi có thể và dùng trong điều trị ngắn hạn.

Trong thời gian điều trị viêm khớp với corticoid, người bệnh cần quan sát những biểu hiện của cơ thể. trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ và thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra bệnh nhân cần tái khám theo định kỳ để chủ động hơn trong việc kiểm soát sức khỏe, giúp bác sĩ theo dõi tác dụng phụ, tình trạng sức khỏe và phòng ngừa biến chứng trong trường hợp phải dùng Thu*c kéo dài.

2. Không tự ý ngưng Thu*c đột ngột

Việc sử dụng corticoid dài ngày có thể ức chế chức năng và hoạt động của tuyến thượng thận. chính vì thế người bệnh tuyệt đối không được ngưng sử dung Thu*c một cách đột ngột. thay vào đó người bệnh cần giảm liều dùng Thu*c một cách từ từ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài khả năng ức chế miễn dịch và chống viêm, tuyến thượng thận còn bài tiết hormone cortisol với mục đích điều hòa huyết áp, điện giải, điều hòa đường huyết và giữ nhiều vai trò quan trọng khác. Việc đột ngột ngưng sử dụng Thu*c sẽ dẫn đến tình trạng suy tuyến thượng thận cấp. Khi đó, nếu không cấp cứu và xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể Tu vong.

Nếu giảm liều corticoid một cách từ từ, tuyến thượng thận sẽ phục hồi chức năng và các tổn thương. đồng thời thích nghi và nhanh chóng hoạt động bình thường trở lại.

3.  Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp dự phòng rủi ro

Trong thời gian điều trị, corticoid gây ra nhiều rủi ro, tác dụng phụ và biến chứng. do đó khi sử dụng loại Thu*c này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng corticoid kết hợp với một số loại Thu*c khác để điều  trị dự phòng và giảm thiểu một số tác dụng phụ không mong muốn. cụ thể:

    Thu*c ức chế bơm proton (Omeprazol): Quá trình tổng hợp prostaglandin ở niêm mạc tiêu hóa có thể bị ức chế từ việc sử dụng corticoid, đồng thời làm tăng cơ hình thành và phát triển ổ viêm loét. Trong khi đó, Omeprazol cùng một số loại Thu*c ức chế proton khác có tác dụng ức chế và làm giảm khả năng sản xuất axit. Điều này giúp làm giảm nguy cơ viêm loét, phòng ngừa xuất huyết đường tiêu hóa do sử dụng Thu*c corticoid kéo dài.
  • Viên uống bổ sung: Ngoài Thu*c ức chế bơm proton, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số viên uống bổ sung vitamin D, canxi, kali với mục đích cân bằng điện giải, giảm thiểu tác dụng phụ và ngăn ngừa tình trạng loãng xương do sử dụng corticoid toàn thân.

Ngoài ra để làm giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn, người bệnh nên sử dụng Thu*c corticoid sau khi ăn no. bên cạnh đó người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thức uống và thực phẩm có khả năng ăn mòn niêm mạc dạ dày và làm tăng axit như đồ chua, rượu bia, nước ngọt có gas, món ăn nhiều gia vị cay nóng…

Việc điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid  thường khiến bệnh nhân mắc phải nhiều biến chứng và rủi ro nặng nề. chính vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng loại Thu*c này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. ngoài ra người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng và một số hướng dẫn khác của bác sĩ. chủ quan, thiếu thận trọng trong việc sử dụng Thu*c có thể làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều tác dụng phụ, rủi ro và tai biến nghiêm trọng.

Bài viết liên quan:

    Tìm hiểu Thu*c sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dieu-tri-viem-khop-dang-thap-bang-corticoid)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Dẫu thầy Thu*c và các phương tiện thông tin đại chúng luôn cảnh báo nhưng nhiều người vẫn tự ý tìm mua Thu*c có chứa corticoid tự điều trị...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY