Hô hấp hôm nay

Dồn dập ung thư phổi

Hai nghệ sĩ bị ung thư phổi (UTP), một ra đi, một còn chống chọi. Trước đó là một nữ cảnh sát trẻ cũng lìa trần vì UTP qua một câu chuyện thu hút giới truyền thông.
Người có nguy cơ cần tầm soát ung thư phổi định kỳ. Trong ảnh: TS.BS Lê Tiến Dũng hội chẩn với đồng nghiệp một trường hợp ung thư phổi. Ảnh: Bình Yên.

UTP dồn dập được nhắc đến khiến người ta phải giật mình nhìn lại nó.

Ngồi chờ nhập viện vào khoa ngoại lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật sáng 1/9/2016, bà T., 62 tuổi, ngụ tại Vũng Tàu, nói: “Cách đây ba tháng, đi khám sức khoẻ định kỳ, bác sĩ nói tôi bị UTP, tôi không tin vì trong người không có bất kỳ triệu chứng gì. Bác sĩ hỏi tôi có hút Thu*c không, tôi khẳng định không có”.

Bệnh ung thư hàng đầu thế giới

Trưa 5/9/2016, nghỉ ngơi một chút sau buổi sáng đầu tuần căng thẳng, TS.BS Lê Tiến Dũng, trưởng khoa hô hấp bệnh viện đại học Y dược TPHCM, trầm ngâm: “UTP được quan tâm nhiều thời gian qua vì nó xảy ra trên người của công chúng. Thực tế thì bất chấp những cảnh báo của giới chuyên môn, bệnh này vẫn âm thầm xảy ra trong cộng đồng, nhiều người mắc, nhiều người ch*t”.

Nói đến UTP, người ta thường gắn nó với nam giới và thói quen hút Thu*c lá. Điều đó không sai. Nhưng nữ giới cũng đừng chủ quan, bởi họ vẫn có thể mắc bệnh và ngoài Thu*c lá còn nhiều nguyên nhân gây ra bệnh.

BS Dũng nói: “Người hút Thu*c có nguy cơ UTP phổi gấp mười lần người không hút Thu*c. Ngoài Thu*c lá còn có một số nguyên nhân gây UTP như tiếp xúc với hoá chất (asen, thuỷ ngân), chất phóng xạ, yếu tố di truyền. Một người có cha hay mẹ ruột bị UTP thì nguy cơ bị UTP tăng lên bốn lần so với người không có người thân mắc bệnh”.

Theo cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2012 có 1,8 triệu ca UTP mắc mới trên toàn thế giới, 58% số đó ở các nước ít phát triển.

UTP cũng là bệnh ung thư Tu vong hàng đầu, cứ năm ca Tu vong vì ung thư thì có một ca Tu vong vì UTP.

Tại nước ta, một nghiên cứu dịch tễ học năm 1998 cho thấy trong các bệnh ung thư thường gặp, UTP thuộc tốp đầu: tại Hà Nội nam giới mắc UTP nhiều nhất, ở nữ giới UTP xếp thứ ba sau ung thư vú và dạ dày; tại TPHCM nam giới bị UTP chỉ sau ung thư gan, nữ giới mắc UTP nhiều thứ tư sau ung thư cổ tử cung, vú và đại trực tràng.

Vì sao UTP gây Tu vong nhiều nhất trong các loại ung thư?

TS.BS Trần Thanh Phương, trưởng khoa ngoại 3 bệnh viện Ung bướu TPHCM, lý giải: “Vì nó xảy ra đúng tử huyệt của con người. Ung thư dạ dày cắt một phần hay toàn phần thì bệnh nhân vẫn sống được, chứ UTP phải cắt phổi thì bệnh nhân thật khó sống. Ở người, hít thở là quan trọng nhất”.

Cơ hội sống tăng lên, nhưng…

Một lý do khiến UTP là sát thủ hàng đầu trong số các loại ung thư vì nó thường được phát hiện trễ, khi bệnh diễn tiến xa.

“UTP giai đoạn sớm rất mơ hồ. Bệnh nhân thường không có triệu chứng, hoặc triệu chứng không rõ ràng như ho húng hắng, thỉnh thoảng đau tức ngực, mệt mỏi, ăn uống kém. Chỉ đến khi rõ ràng thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, di căn nhiều nơi và thời gian sống của bệnh nhân không nhiều.

“Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu, đáp ứng điều trị tốt, tỷ lệ sống của bệnh nhân hơn 70%, nhưng ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này chỉ còn 5 - 10%”, BS Dũng nói.

Là bác sĩ chuyên ngành ung thư gần 30 năm, với quan sát cá nhân, BS Phương cho rằng tỷ lệ sống ở bệnh nhân UTP ở nước ta vài năm gần đây dường như tăng lên.

Theo ông, vì người dân ngày càng có ý thức tầm soát bệnh, khả năng chẩn đoán của trang thiết bị y khoa tốt hơn và thầy Thu*c cũng được trang bị nhiều vũ khí hơn xưa để điều trị UTP.

Ông nói: “Tôi ngày càng thấy nhiều bệnh nhân UTP được chữa trị thành công, nghĩa là sống năm năm sau khi phát hiện bệnh”.

Đó có thể là một tín hiệu vui, nhưng thực tế thì chưa ai trả lời được bức tranh UTP ở nước ta, đặc biệt ở những đô thị lớn, đang xấu đi hay tốt lên. Chỉ có hiện thực khách quan khiến người ta phải lo lắng.

Số liệu cho thấy lượng xe máy ở TPHCM tiếp tục gia tăng, cuối năm 2015 thành phố có gần 7,5 triệu xe, chưa kể 1 triệu xe của người dân các địa phương khác đến thành phố làm ăn.

PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan, phó chủ tịch hội Hô hấp Việt Nam, nói: “Không thể tưởng tượng nổi, gần 8,5 triệu xe máy nhả khí độc ra ngoài mỗi ngày thì còn gì là không khí trong lành cho người dân. Chưa kể là tình hình hút Thu*c lá trong người dân quá nhiều.

“Thu*c lá độc lắm, nó gây ra nhiều bệnh ung thư khác nhau, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Lẽ ra phải loại bỏ hẳn Thu*c lá, nhưng có lẽ điều này không làm được vì sản xuất Thu*c lá đang đóng góp nhiều vào ngân sách”.

Tầm soát định kỳ để phát hiện bệnh sớm

“Đối tượng nguy cơ cao (nam, trên 40 tuổi, có tiền căn hút Thu*c lá nhiều) cần tầm soát UTP mỗi 6 - 12 tháng. Sau khi được bác sĩ khám, bệnh nhân sẽ được chụp phim phổi thường quy. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho thực hiện các kỹ thuật tầm soát cao hơn như chụp CT không cản quang liều thấp, đặc biệt là soi phế quản phản quang. Biện pháp sau này có thể phát hiện những biến đổi nhỏ như carcinoma in situ, nghĩa là tế bào bình thường mới chuyển thành tế bào ác tính. Bệnh nhân ở giai đoạn này được điều trị tốt thì khả năng chữa lành bệnh rất cao”, TS.BS Lê Tiến Dũng cho biết.

Theo Bình Yên - Thế giới tiếp thị

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/don-dap-ung-thu-phoi-n286591.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY