Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực).
Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực). Ngoài việc sử dụng Thu*c để điều trị bệnh động mạch vành, chế độ ăn, thực đơn hàng ngày phù hợp với S*nh l* có tác dụng to lớn trong việc điều trị bệnh mạch vành.

Sau đây là một số món ăn bài Thu*c tùy theo hoàn cảnh, điều kiện và khẩu vị từng người mà áp dụng linh hoạt để có món ăn ngon lại có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Bài 1: Mộc nhĩ trắng 4g, thêm ½ thìa cà phê đường. Cách chế biến: Ngâm mọc nhĩ vào nước nóng, rửa sạch, sau đó cho vào ấm bằng đất, sắc lấy nước uống, thêm chút đường trắng cho dễ uống. Chia làm 2 lần, uống liên tục từ từ 7 đến 10 ngày. Bài Thu*c có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho bệnh mạch vành. Bài 2: Mộc nhĩ đen 6g, một ít đường trắng. Cách chế biến: Mộc nhĩ đen ngâm nở, rửa sạch, bỏ vào nồi thêm nước nấu sôi, vặn 2 – 3 lần, dùng liền 10 ngày. Bài Thu*c này có tác dụng hoạt huyết, giảm chất béo. Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp thuộc chứng khí trệ, huyết ứ. Bài 3: Sơn tra sống 500g, mật ong 150g. Cách chế biến như sau: Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt để vào nồi, thêm 800ml nước, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút, cho mật ong vào, chắt lấy nước. Chờ nguội cho vào chai. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20ml. Dùng liền 10 ngày. Bài Thu*c có tác dụng tiêu hóa thức ăn, giảm chất béo, tiêu đờm. Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu. Bài 4: Củ năn 250g nấm hương 150g nấm hương ngâm nước cho nở, gia vị lượng thích hợp. Cách chế biến: Củ năn bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt... xào cho đến chín. Cách ngày ăn 1 lần, ăn liền 10 ngày. Bài Thu*c có tác dụng giảm chất béo, hóa đờm, tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu và bệnh tăng huyết áp.

Bài 5: Phật thủ 10g, ý dĩ nhân 30g, mộc nhĩ đen 6g, thịt nạc lợn 50, gia vị vừa miệng. Cách chế biến: Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên. Bài Thu*c có tác dụng lý khí, hoạt huyết, bổ khí. Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ. Bài 6: Lấy 1 lá sen to, 100g gạo tẻ, ít đường phèn. Cách chế biến: gạo tẻ vo sạch, lá sen rửa sạch, sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Ăn thường xuyên, mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình 10 ngày. Bài Thu*c này hỗ trợ chủ trị chữa tăng huyết áp, nhiều mỡ trong máu, tốt với người bệnh mạch vành.

Thạc sĩ Nguyễn Sơn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-ho-tro-dieu-tri-benh-mach-vanh-4232.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY