Cây thuốc quanh ta hôm nay

Dược thảo điều trị ho gà

Ho gà là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hemophilus pertussis gây ra, hay gặp ở mùa đông xuân. Y học cổ truyền dân tộc gọi tên bệnh là bách nhật khói (ho cơn 100 ngày, do tà khí (vi khuẩn)
Ho gà là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hemophilus pertussis gây ra, hay gặp ở mùa đông xuân. Y học cổ truyền dân tộc gọi tên bệnh là bách nhật khói (ho cơn 100 ngày, do tà khí (vi khuẩn) qua mũi miệng vào đường hô hấp, phế khí không thông, nghịch lên gây ho. Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và sinh ra các biến chứng.

Bệnh ho gà thường gặp ở trẻ em. Lúc đầu trẻ hơi sốt, hơi đỏ mắt, ho khan, ho dai dẳng, sau ho từng cơn dài, rũ rượi, thở rít vào như gà gáy, ho ra dãi trong hơi dính, hoặc có khi nôn ra sữa và thức ăn.

Một số dược thảo trong thành phần các bài Thu*c trị ho gà

Bách bộ: Có tác dụng trị ho, ức chế trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho. Ngày dùng 4-12g, dạng Thu*c sắc, cao, viên hoặc bột.

Bán hạ nam (củ chóc) chế: Có tác dụng chống ho, chống co thắt cơ trơn, giản đau. Dùng trị ho, hen suyễn. Ngày dùng 3-10g, sắc nước uống.

Vỏ rễ dâu: Được dùng chữa ho có đờm, hen, ho ra máu, trẻ em ho gà. Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.

Gừng: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, hạ sốt, kháng histamin. Được dùng chữa ho, viêm phế quản. Ngày dùng 4-12g dạng Thu*c sắc hoặc hoàn tán.

Hẹ: Có tác dụng kháng khuẩn, lá và thân hành hẹ được dùng chữa ho trẻ em, hen suyễn, họng sưng đau. Ngày dùng 12-25g lá và thân hành tươi, giã nát, vắt lấy nước uống.

Hoàng cầm: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng histamin, giảm đau. Được dùng làm Thu*c chữa ho, hạ sốt, ngày uống 6-15g dạng Thu*c sắc hoặc bột.

Ma hoàng: Chứa hoạt chất ephedrin có tác dụng gây giãn cơ phế quản mạnh. Trong y học cổ truyền, ma hoàng được dùng trị ho trong ho gà, hen phế quản.

Ngũ vị tử: Được dùng trị ho tức ngực, suyễn, viêm phế quản, hen phế quản. Ngày uống 5-15g quả và hạt dưới dạng Thu*c sắc, Thu*c hãm và bột.

Cỏ nhọ nồi: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng histamin, chống viêm, cầm máu. Được dùng điều trị ho, ho ra máu, hen, viêm họng. Ngày dùng 20g cây khô, dạng Thu*c sắc, hoặc 30-50g cây tươi, giã vắt lấy nước uống.

Tía tô: Có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng. Được dùng chữa ho, hen suyễn; ngày dùng 5-12g lá, sắc nước uống.

Giai đoạn đầu: Do cảm nhiễm, phế hàn.

Triệu chứng: Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ, đêm nặng.

Bài 1: Lá chanh, lá táo, cỏ trói gà, trần bì, mỗi vị 4-8g. Sắc nước uống, ngày một thang.

Bài 2: Lá táo, lá chanh, mỗi vị 300g, lá dâu 200g. Tất cả phơi khô, tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 40-60 viên chia hai lần.

Bài 3: Lá tía tô 12g, cam thảo dây 10g; lá hẹ, lá xương sông, mỗi vị 8g, vỏ quýt 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Hạnh nhân (nhân hạt mơ) 12g, bách bộ 8g; trần bì 6g; ma hoàng, cam thảo, mỗi vị 4g. Nếu có sốt, thêm: tang bạch bì 12g, hoàng cầm 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 5: Bạch thược 8g; ma hoàng, quế chi, cam thảo, bán hạ chế, ngũ vị tử, mỗi vị 4g; can khương, tế tân, mỗi vị 2g. Sắc uống ngày một thang.

Giai đoạn ho cơn: Do đờm nhiệt, phế nhiệt.

Triệu chứng: Sau khi mắc bệnh khoảng một tuần, ho càng ngày càng nặng, ho cơn, sau khi ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn. Nếu ho nhiều có thể ra máu, xuất huyết giác mạc, chảy máu cam, mi mắt nề.

Bài 1: Bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250g; lá mơ, cam thảo dây, mỗi vị 150g, trần bì 100g, gừng 50g, đường kính 1.500g. Cho vào 6 lít nước, sắc còn lại 1 lít. Liều dùng: mỗi lần uống 2 thìa cà phê; 6 tháng đến 1 năm tuổi: ngày uống 2-3 lần; trên 1-2 tuổi: ngày 4 lần; trên 2-4 tuổi: ngày 6 lần; trên 4-7 tuổi: ngày 7 lần.

Bài 2: Thạch cao 20g; hạnh nhân (nhân hạt mơ, chần nước sôi, sao vàng), hoàng cầm, mỗi vị 12g, ma hoàng 6g; bách bộ chế, cam thảo, mỗi vị 4g. Nếu xuất huyết, thêm: rễ cỏ tranh 12g, chi tử sao đen 6g. Nếu đờm nhiều, thêm: bán hạ chế, hạt củ cải, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Tang bạch bì, mạch môn, ngưu tất, mỗi vị 10g, xuyên tâm liên 5g. Sắc uống ngày một thang.

Giai đoạn hồi phục:

Triệu chứng: Cơn ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát nước.

Bài 1: Thiên môn, bách bộ, mỗi vị 16g; vỏ rễ dâu, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Thiên hoa phấn (rễ qua lâu) 16g; sa sâm, mạch môn, mỗi vị 12g; tử uyển, bách bộ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Bách bộ, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 8g, cát cánh 6g; kinh giới, cam thảo, tử uyển, mỗi vị 4g, trần bì 2g. Sắc uống ngày một thang.

GS. Đoàn Thị Nhu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-duoc-thao-dieu-tri-ho-ga-17514.html)

Tin cùng nội dung

  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Đông y chia bệnh này làm 3 thời kỳ: thời kỳ sơ phát, thời kỳ ho cơn và thời kỳ phục hồi:
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY