Dinh dưỡng hôm nay

eMagazine Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng

(MangYTe) - Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, lãng phí - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020 tổ chức vào ngày 12-12-2020 là hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm, đặt nhiều kỳ vọng.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 1.

Theo tổng bí thư, chủ tịch nước nguyễn phú trọng, trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, chúng ta cũng đã từng tổ chức hội nghị toàn quốc bàn về nội dung này vào các năm 2014 và 2018, nhưng đó là những hội nghị tổng kết hằng năm.

Lần này, khác với hai hội nghị lần trước ở chỗ là để tổng kết, đánh giá kết quả công tác trong 8 năm qua và bàn những biện pháp để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, với quy mô lớn, số lượng đông và thành phần rộng hơn.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 2.

"đây là hội nghị toàn quốc có quy mô lớn nhất về công tác phòng, chống tham nhũng kể từ khi thành lập ban chỉ đạo (năm 2013) đến nay" - tổng bí thư, chủ tịch nước nhấn mạnh trong bài phát biểu quan trọng trước gần 700 cán bộ cao cấp tập trung ở hà nội và gần 5.000 cán bộ ở 82 đầu cầu các địa phương.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 3.

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và với mong muốn, quyết tâm tạo bước chuyển mới, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hội nghị trung ương 5 khoá xi (tháng 5-2012) đã quyết định chủ trương thành lập ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc bộ chính trị do tổng bí thư làm trưởng ban để chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.

Thực hiện chủ trương này, ngày 1-2-2013, bộ chính trị khoá xi đã quyết định thành lập ban chỉ đạo với thành phần gồm những cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan hết sức quan trọng của đảng và nhà nước.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 4.

Qua tổng kết và nghe các ý kiến phát biểu, qua kết quả cụ thể và qua điều tra dư luận xã hội, sự đánh giá của các tổ chức quốc tế, có thể khẳng định: từ sau khi thành lập ban chỉ đạo đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế", được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận.

Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 5.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do ban tuyên giáo trung ương tiến hành, tuyệt đại đa số ý kiến người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười. đó là thành công lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Nổi bật là công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của đảng, nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào".

Trong giai đoạn 2013 - 2020, cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 131.000 đảng viên. riêng từ đầu nhiệm kỳ đại hội xii đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 87.000 cán bộ, đảng viên, trong đó, có trên 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng; đã thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý (27 uỷ viên trung ương đảng, nguyên uỷ viên trung ương đảng, 4 uỷ viên bộ chính trị, nguyên uỷ viên bộ chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang).

Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.

"kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng trong thời gian qua càng chứng tỏ chúng ta đã thực hiện rất nghiêm tư tưởng chỉ đạo, quan điểm: "nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào" – tổng bí thư, chủ tịch nước nguyễn phú trọng đúc kết.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 7.

Nhìn lại chặng đường 8 năm kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay, nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 8.

Trong đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có chuyển biến mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực, rõ rệt.

Không phải như một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn đảng sẽ làm giảm sự đổi mới, sáng tạo, làm "chùn bước" những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và làm "chậm" sự phát triển đất nước, mà ngược lại, chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Tổng bí thư, chủ tịch nước nhấn mạnh: "hơn thế nữa, chúng ta càng cần phải kiên quyết đấu tranh phản bác luận điệu của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là "đấu đá nội bộ", "phe cánh", nhất là vào dịp chúng ta đang chuẩn bị để tiến tới đại hội xiii của đảng. đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn đảng chỉ làm "chùn bước" những ai có động cơ không trong sáng, đã chót "nhúng chàm" và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của đảng, thiếu kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh.

Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ công tác phòng, chống tham nhũng lại được chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả như thời gian vừa qua; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với đảng, nhà nước.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 9.

Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, do đó, tuyệt nhiên không được chủ quan, thoả mãn, không được ngập ngừng, chờ đợi, mà phải tiếp tục đẩy mạnh, quyết liệt, thường xuyên, kiên trì, liên tục, với quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.

Trên cơ sở đó, tổng bí thư, chủ tịch nước nhấn mạnh và lưu ý nhiều vấn đề quan trọng, trong đó phải kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm chính, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 10.

Mọi cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ vấn đề cốt lõi là Đảng phải luôn luôn dựa vào nhân dân, lắng nghe nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì phải quyết tâm làm và làm cho bằng được.

Ngược lại, việc gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì chúng ta cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm.

Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, lãng phí.

[eMagazine] Bịt kín những khoảng trống, kẽ hở để không thể tham nhũng - Ảnh 11.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham nhũng".

Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của "nhóm lợi ích", "sân sau", "tư duy nhiệm kỳ", ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng từ khi xây dựng chính sách, pháp luật. khẩn trương hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí và bảo vệ người tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng; ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt"; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

Cùng với "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" thể chế, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị "tha hoá".

Đồ họa:

Nguyên Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/thoi-su/emagazine-bit-kin-nhung-khoang-trong-ke-ho-de-khong-the-tham-nhung-20201213001024235.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY