Kinh tế xã hội hôm nay

EVN nói gì về 42.000 tỉ đồng gửi không kỳ hạn tại ngân hàng

Ngày 29/4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phản hồi về vụ việc “Dấu hỏi về hơn 42 nghìn tỷ đồng EVN gửi không kỳ hạn tại ngân hàng” mà báo chí thông tin.

Trước đó, trên báo chí có bài “Dấu hỏi về hơn 42 nghìn tỷ đồng EVN gửi không kỳ hạn tại ngân hàng” nói về số dư tiền gửi ngân hàng của EVN và quản lý dòng tiền của EVN tại thời điểm 30/6/2018.

EVN cho biết, số dư tiền gửi mà báo chí nêu được tổng hợp từ tất cả báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên của EVN, bao gồm các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối và dịch vụ phụ trợ. So với số dư nợ phải ngắn hạn tại cùng thời điểm trả của EVN (hơn 106 ngàn tỷ đồng) thì quá nhỏ chưa đủ để sử dụng cho trả nợ ngay các nhà cung cấp nhiên liệu (khí, than), bán điện… (55 ngàn tỷ đồng) và trả nợ ngân hàng đến hạn (22 ngàn tỷ đồng). Do nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh quá lớn nên với số dư tiền gửi trên mới giúp cho EVN và các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cụ thể: Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại của EVN có hàng chục đơn vị cấp 2 và hàng trăm đơn vị cấp 3, cấp 4 hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư và sản xuất kinh doanh điện năng. Để đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng số một là cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, vì vậy mỗi đơn vị phải duy trì một số dư tiền gửi phục vụ cho công việc thường xuyên và xử lý đột xuất.

Đối với các công ty nhiệt điện cần có một số lượng tiền lớn để mở L/C thanh toán nhiên liệu nhập khẩu hoặc thanh toán cho các đơn vị cung cấp trong nước. Công ty mẹ EVN cần phải có một số tiền lớn đủ để thanh toán tiền mua điện hàng tháng cho các đơn vị bán điện.


EVN cho biết, phải duy trì số dư đủ để trả nợ khi đến hạn để đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong tương lai. Ảnh minh họa.

"Doanh thu tiền điện thường tập trung vào cuối tháng trong khi nhu cầu thanh toán tiền nhiên liệu và điện mua ngoài thường tập trung vào đầu tháng. Vì thế số dư tiền gửi của EVN vào cuối tháng (thời điểm lập báo cáo quyết toán) thường cao hơn so với các ngày còn lại"- EVN cho hay.

Cũng theo EVN, trong lĩnh vực đầu tư, mặc dù nhu cầu vốn đầu tư rất lớn nhưng EVN và các đơn vị thành viên phải cung cấp đủ vốn theo kế hoạch, đáp ứng tiến độ thi công của các dự án, nhằm đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thủ tục hoàn tất các điều kiện để giải ngân của các Hợp đồng tín dụng thường bị kéo dài nên ngoài việc đảm bảo vốn đối ứng theo kế hoạch EVN và các đơn vị thành viên phải dự phòng thêm vốn để thanh toán cho nhà thầu trong trường hợp chậm giải ngân vốn từ các Hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo tiến độ đã đề ra của các dự án nhất là các dự án cấp bách, trong điểm.

Hiện tại, EVN có số dự nợ vay rất lớn vì thế nhu cầu trả nợ trong năm tương đối cao, đòi hỏi EVN phải duy trì số dư đủ để trả nợ khi đến hạn để đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong tương lai.

EVN đã chỉ đạo các đơn vị cân đối dòng tiền để đảm bảo thanh toán kịp thời cho các nhà cung cấp theo quy định của hợp đồng đã ký đồng thời thực hiện các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị.

P.H

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/evn-phan-phao-vu-42000-ti-dong-evn-gui-khong-ky-han-tai-ngan-hang-n156678.html)

Tin cùng nội dung

  • Dự kiến trong tuần sau, Bộ Công thương sẽ tiến hành kiểm tra các Tổng Công ty điện lực và một số khách hàng sử dụng điện.
  • Vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa thông tin liên quan đến việc hoá đơn tiền điện tháng 4/2019 tăng cao khiến dư luận xôn xao. Ngày 29/4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có thông tin chính thức về vấn đề này.
  • Bộ Công thương đề xuất phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi: Tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định; bán cao hơn giá niêm yết do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định
  • Với giá điện bậc thang, nếu hoá đơn vượt trrên 400 kWh, tức bậc 6 thì tiền điện vọt lên. Đó như là một mốc “thảm hoạ mà nhiều gia đình đã gánh chịu.  Sửa đổi cơ cấu giá điện sẽ được EVN tổ chức lấy ý kiến vào ngày mai, 22/9. Chọn phương án đồng giá hay bậc thang luỹ tiến đều phải được chứng minh trên cơ sở nhu cầu thực tế của đời sống hiện nay. Biểu giá giảm bậc thang tới đây chưa chắc đã giúp người dân giảm bớt tiền điện. Xem lại bậc thang cuối cùng từ 400kWh
  • Giá sữa nguyên liệu giảm mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn đang phải mua sữa giá cao. Trước nghịch lý này, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ.
  • Người dân tại khu chung cư VP6 (Linh Đàm, Hà Nội) những ngày gần đây hết sức bất ngờ khi xem hóa đơn tiền nước tháng 8/2015 của tòa nhà lên đến hơn 110 triệu đồng
  • Qua kiểm tra, đối chiếu hóa đơn điện và chỉ số công tơ, khách hàng phát hiện có sự chênh lệch lên đến hơn 170 kWh. Ngành điện thừa nhận sai sót do công nhân ghi chỉ số.
  • Những tờ hóa đơn tiền điện tháng đầu tiên sau khi áp dụng khung giá điện mới tăng thêm 7,5% đã về tới tay người dân.Không ít hộ tiêu dùng điện thấy ngỡ ngàng, thậm chí là “sốc” với hóa đơn điện.
  • Sẽ tăng 7,5% từ 16/3 lên 1.622,05 đồng (7,58 cent) mỗi kWWh, giá điện tại Việt Nam vẫn tương đối thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
  • EVN cho biết, nếu tính đúng tính đủ, giá điện sẽ tăng đến hơn 12%. Trong khi đó, với mức tăng 7,5%, nhiều DN đã lo ngại quá sức chịu đựng khi mới bắt đầu hồi phục sau khó khăn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY