Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gia tăng số trường hợp nhập viện do ngộ độc thức ăn

Số lượng bệnh nhân nhập viện nghi do ngô độc tiêu hoá tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) trong tháng 6 có sự gia tăng.

Hình minh hoạ.

Theo thống kê trong nửa đầu tháng 6/2022, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận gần 150 trường hợp nhập viện nghi do ngộ độc tiêu hóa. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như đau bụng, nôn, đại tiện phân lỏng, sốt, mất nước điện giải, suy thận.

Qua khai thác thông tin các trường hợp này đều liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như sau đi ăn tiệc, ăn hàng quán không đảm bảo vệ sinh, hoặc mua và chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm không được bảo quản đúng cách... Và đa số là những người trong cùng một gia đình.

Biểu hiện của ngộ độc thức ăn thường sau ăn khoảng vài giờ, thậm chí vài phút, các biểu hiện bất thường sẽ xuất hiện nhanh chóng và đột ngột như:

- Đau bụng quặn thành cơn, chướng bụng.

- Đại tiện phân lỏng.

- Nôn: người bệnh có thể nôn vài lần ra thức ăn, hoặc chỉ nôn ra dịch dạ dày...

- Sốt: có thể sốt từ nhẹ đến sốt cao, sốt nóng, sốt rét run... có thể là biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc, nhiễm khuẩn máu.

- Đau đầu, chóng mặt, người nôn nao…

- Khát nước, mắt trũng, da khô... đây là các biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng.

- Tụt huyết áp, mạch nhanh... là các biểu hiện nặng của bệnh do tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng nhiễm độc nặng...

Theo các bác sĩ khoa nội tiêu hóa, tình trạng ngộ độc thức ăn nếu được xử trí kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ tiến triển tốt, nhanh chóng, không để lại hậu quả gì. tuy nhiên, nhiều trường hợp do không được can thiệp xử trí kịp thời có thể gây ra mất nước nặng, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn nặng, trụy mạch... có nguy cơ đe dọa tính mạng thậm chí t* vong.

Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thận trọng trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần lưu ý bồi phụ nước điện giải.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng nhiều, đại tiện phân lỏng nhiều lần, phân có máu, khát nước, đái ít, mệt mỏi, li bì... cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc với sức khỏe của người bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/gia-tang-so-truong-hop-nhap-vien-do-ngo-doc-thuc-an-20220623081038776.chn)

Chủ đề liên quan:

ngộ độc thức ăn

Tin cùng nội dung

  • Đông y cho rằng: củ sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế và bàng quang, với công năng giải nhiệt, giải cơ (trong các chứng như cổ gáy bị cứng do cảm nắng, huyết áp cao).
  • Theo tài liệu cổ, sơn từ cô có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, thường dùng chữa ung thũng, đinh độc, loa lịch, rắn và sâu bọ cắn.
  • Đúng là Sài Gòn những ngày gần đây thời tiết vào giao mùa, khô nắng chuyển sang mưa ẩm ướt, nên trời chợt mưa, chợt nắng. Còn ở miền Trung, miền Bắc nắng vẫn chang chang, có nơi lên đến 39 - 40 độ C.
  • Những món ngon ngày Tết và sự thay đổi trong thói quen ăn uống là những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm trong dịp này.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • TS.BSCKII.Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc: Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn, có mùi vị lạ bất thường, hoặc bị ôi thiu….
  • Chiều 23/4, Trung tâm y tế huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, vừa tiếp nhận gần 60 ca cấp cứu là công nhân của Cty TNHH Túi xách SiMone tại khu công nghiệp Tân Hương.
  • Ngộ độc thức ăn là bệnh gây ra do ăn phải thức ăn có những sinh vật nguy hại bao gồm: vi khuẩn, kí sinh trùng và virut… Trong hầu hết mọi trường hợp, ngộ độc thức ăn chỉ ở thể nhẹ qua vài ngày là khỏi.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY