Cây thuốc quanh ta hôm nay

Giải độc bằng rau diếp dại

ồ công anh còn gọi rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mũi mác. Bồ công anh Nam (cây có hoa màu vàng còn gọi là hoàng hoa địa đinh...
Bồ công anh còn gọi rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mũi mác. Bồ công anh Nam (cây có hoa màu vàng còn gọi là hoàng hoa địa đinh; loại có hoa màu tím còn gọi là tử hoa địa đinh). Bồ công anh Bắc còn gọi là hoàng hoa địa đinh. Bộ phận dùng làm Thu*c là toàn bộ cây củ rễ.

Theo Đông y, bồ công anh vị đắng ngọt, tính hàn; vào các kinh can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc (trị sưng vú rất tốt), lợi thấp thông lâm. Chữa các chứng ung thũng sang dương, nhũ ung, trường ung, hầu tý, thũng thống, thấp nhiệt hoàng đản, nhiệt lâm. Liều dùng: 8-20g dạng khô và 63-125g dạng tươi.

Cách dùng bồ công anh làm Thu*c:

giải độc, trị nhọt, trị các mụn nhọt độc sưng nóng đỏ đau, chứng sưng vú:

Trị viêm tuyến sữa cấp tính: bồ công anh 30g, qua lâu 20g, liên kiều 20g, bạch chỉ 12g. Sắc uống. Dùng lượng bồ công anh tươi vừa đủ, giã nát, rang nóng, đắp vào chỗ đau.

Trị các loại mụn nhọt sương độc cấp tính: bồ công anh 20g đến 63g. Sắc uống.

Trị mụn nhọt độc do nhiệt, trên da lở loét, mắt đỏ do phong hỏa: bồ công anh 20g, cúc hoa 12g, kim ngân hoa 12g, sinh cam thảo 6g. Sắc uống.

Mát gan sáng mắt, trị chứng viêm do hỏa ở gan bốc, viêm màng kết hợp cấp tính, mắt đỏ sưng đau: bồ công anh tươi 125g, chi tử 30g. Sắc uống.

Kiện vị, trị tiêu hóa kém, bụng đầy đau: bồ công anh 63g, quất bì 24g, sa nhân 12g. Nghiền mịn. Ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2g đến 3g.

Trong dân gian, dùng nhựa mủ xát lên mụn cóc. Ngày 3-4 lần; sau 5-7 ngày mụn tự rụng. Ở Pháp, Bungari, người ta dùng bồ công anh chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, xơ gan và nhiều bệnh khác.

Một số món ăn Thu*c có bồ công anh:

Cháo bồ công anh: gạo tẻ 100g, bồ công anh tươi 100-150g, đường vừa đủ ngọt. Bồ công anh rửa sạch, băm nhỏ, cho nấu với nước sạch lấy 1.000ml. Lọc bỏ bã. Cho gạo vào nước sắc bồ công anh, nấu nhừ; cho đường vào ăn. Ngày 2 lần; dùng trong 5-7 ngày. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, hiệu quả với người mới bị viêm tuyến vú.

Nước bồ công anh: bồ công anh tươi 100-150g, đường trắng 40-50g. Nấu bồ công anh với nước lấy 1.000ml. Lọc bỏ bã hoặc dùng bã đắp lên chỗ tuyến vú bị viêm. Hòa đường với nước sắc, uống khi nóng. Chữa đau nhức tuyến vú.

Chữa tàn nhang, mụn nhọt, ghẻ lở (không rõ nguyên nhân), bệnh nấm ngoài da: bồ công anh tươi 100g, cà rốt 20g, bông cải xanh 20g. Nấu canh, ăn trong ngày; ăn liền trong 5-7 ngày.

Kiêng kỵ: Người bị các ung nhọt thuộc chứng âm, hư hàn thì kiêng dùng.

TS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giai-doc-bang-rau-diep-dai-16008.html)

Tin cùng nội dung

  • Cách đây khoảng một vài tuần, tôi lại bị một đợt đi tiểu nhiều lần, lúc đi tiểu thấy đau. Mong bác sĩ tư vấn về bệnh viêm bàng quang kẽ.
  • BS Ngô Thanh Mai, BV Pháp-Việt khuyến cáo, thói quen nhịn tiểu kéo dài sẽ gây nên một số căn bệnh như nhiễm trùng tiểu, sỏi niệu.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị Thu*c được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình...Cỏ cú còn gọi là cỏ gấu, củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn, hải dương phụ, họ Cói, là loài cỏ sống lâu niên cao 20 - 30 cm. Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị Thu*c được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình...
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY