Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Giám sát và xử trí, ngăn chặn sốt xuất huyết

Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết">sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả. Việc giám sát này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, nhất là vào thời điểm mùa bệnh phát triển để có biện pháp xử trí kịp thời, phù hợp.

sốt xuất huyết">sốt xuất huyết là bệnh nhiễm loại virut Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở nước ta, thường xảy ra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung. Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau; ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11; những tháng khác ở miền Bắc bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa nên không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi truyền bệnh. Trên thực tế, bệnh sốt xuất huyết phát triển nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Việc chẩn đoán xác định bệnh trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp phân lập, phát hiện yếu tố di truyền hoặc kháng nguyên virut ở máu trong vòng 5 ngày đầu kể từ khi sốt hoặc phát hiện kháng thể IgM kháng virut Dengue đặc hiệu trong huyết thanh từ sau ngày thứ 5.

Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là virut Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 týp huyết thanh ký hiệu DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Lưu ý: bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, trong vòng 5 ngày đầu của thời kỳ sốt là giai đoạn ở máu có nhiều virut nhất. Muỗi bị nhiễm virut thường 8-12 ngày sau khi hút máu người bệnh và có thể truyền bệnh sang cho người lành, đồng thời có khả năng truyền bệnh suốt đời. Tất cả mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu sốt xuất huyết đều có thể mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với týp virut Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các týp virut Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với typ virut khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện tình trạng sốc. Bệnh không có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi truyền bệnh Aedes aegypti và Aedes albopictus đốt máu người bệnh có mang virut sau đó truyền virut sang cho người lành qua vết đốt; Aedes aegypti là loài muỗi truyền bệnh chủ yếu ở khu vực đô thị, còn Aedes albopictus thường là loài muỗi truyền bệnh ở vùng nông thôn và miền núi. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh và Thu*c điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng chống cơ bản nhất vẫn là khống chế trung gian truyền bệnh, đặc biệt là diệt lăng quăng và bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng; đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất nhưng việc triển khai thực hiện trên thực tế vẫn còn có những mặt hạn chế.

sốt xuất huyết

Như trên đã nêu, bệnh nhân sốt xuất huyết là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, trong vòng 5 ngày đầu của thời kỳ sốt là giai đoạn ở máu có nhiều vi-rút nhất. Muỗi bị nhiễm vi-rút thường sau 8-12 ngày sau khi hút máu người bệnh và có thể truyền bệnh sang cho người lành, đồng thời có khả năng truyền bệnh suốt đời. Vì vậy việc giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một yêu cầu quan trọng trong các nội dung giám sát dịch tễ.

Mời xem tiếp trên báo SK&ĐS số 151, ra ngày 21/9/2015

TTƯT.BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giam-sat-va-xu-tri-ngan-chan-sot-xuat-huyet-17819.html)

Tin cùng nội dung