Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Giảm thiểu lao động trẻ em: Cần giải pháp quyết liệt

Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo triển khai Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 1/12.

Lao động trẻ em gia tăng

Theo ước tính của tổ chức lao động quốc tế (ilo), năm 2020 có 160 triệu trẻ em tham gia lao động trẻ em và 79 triệu em đang làm những công việc nguy hiểm. đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch covid-19, ilo cảnh báo số lao động trẻ em trên toàn thế giới sẽ tăng lên thêm 8,9 triệu (168,9 triệu) vào năm 2022.

Ở việt nam, kết quả khảo sát gần đây cho thấy, năm 2018, lao động trẻ em từ 5-17 tuổi là 1.031.944 trẻ, chiếm 5,4% tổng dân số trẻ em từ 5 - 17 tuổi, thấp hơn so với các nước trong khu vực châu á - thái bình dương và toàn cầu năm 2016 tương ứng là 9,6% và 10,6%.

Cuộc điều tra cũng chỉ rõ, có gần 520.000 lao động trẻ em tại việt nam làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, là những công việc có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ.

Đáng lo ngại, trẻ em làm các công việc độc hại thường xuất hiện trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong đó số giờ lao động của trẻ em làm các công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm có xu hướng tăng cao, với 40,6% trẻ trong nhóm này phải làm việc nhiều hơn 40 giờ một tuần.

Đánh giá từ chuyên gia cho thấy, thời gian gần đây lao động trẻ em có nguy cơ gia tăng trở lại do những tác động của đại dịch covid -19 đến kinh tế - xã hội. hiện nay, ở việt nam và trên thế giới, nhiều gia đình buộc phải sử dụng lao động trẻ em như một phương sách để đối phó với tình trạng giảm sút thu nhập và sinh kế do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và các biện pháp giãn cách xã hội.

Bảo vệ quyền trẻ em

Trước thực trạng trên, Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 782/QĐ - TTg ngày 27 tháng 5 năm 2021.

Với tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, chương trình có ba mục tiêu cốt lõi nhằm ngăn ngừa và phát hiện các trường hợp lao động trẻ em trái pháp luật; nâng cao nhận thức về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; nâng cao năng lực về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

“những nỗ lực này là minh chứng cho các cam kết của việt nam với tư cách là quốc gia tiên phong của liên minh toàn cầu 8.7 quan hệ đối tác nhiều bên nhằm xóa bỏ lao động trẻ em phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững (sdg) 8.7.

Trong bối cảnh hiện nay, những hành động khẩn cấp cần được triển khai nhằm hạn chế các nguy cơ gia tăng số lao động trẻ em do hậu quả của đại dịch covid-19”- bà bharati pflug, chuyên gia cao cấp của ilo nhấn mạnh.

Cũng theo bà bharati pflug, lao động trẻ em không chỉ gây rủi ro về uy tín cho việt nam với tư cách là một đối tác thương mại quốc tế và làm suy yếu năng lực của lực lượng lao động tương lai của đất nước, mà còn làm xói mòn quyền của trẻ em và gia tăng tình trạng nghèo đói theo chu kỳ.

Còn theo bà lesley miller, phó trưởng đại diện unicef việt nam, lao động trẻ em có thể phòng ngừa được thông qua các cách tiếp cận tích hợp đồng thời giải quyết tình trạng nghèo đói, thiếu thốn và bất bình đẳng, cải thiện khả năng tiếp cận với dịch vụ bảo trợ xã hội, chất lượng giáo dục và huy động sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc tôn trọng quyền trẻ em.

Cũng cần chú trọng thúc đẩy các quy định về điều kiện lao động đối với trẻ em đủ tuổi lao động; thúc đẩy các chuẩn mực xã hội và thái độ của công chúng trong việc phản đối lao động trẻ em và thúc đẩy xã hội cùng hành động để xóa bỏ lao động trẻ em.

Chia sẻ về giải pháp triển khai hiệu quả chương trình, bảo vệ trẻ em trước vấn đề lao động sớm, thứ trưởng bộ lđtb&xh nguyễn thị hà cho biết, các bộ ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức cần chủ động triển xây dựng các kế hoạch, giải pháp phù hợp với thực tiễn để làm tốt hơn công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em theo trách nhiệm của mình.

Trong đó để chính sách hiệu quả, cần lồng ghép với các các mục tiêu, Chương trình như chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025...

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/giam-thieu-lao-dong-tre-em-can-giai-phap-quyet-liet-5674055.html)

Tin cùng nội dung

  • Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tạm dừng cấp giấy phép lao động mới cho lao động nước ngoài đến từ các vùng có dịch Covid-19 trong thời gian Việt Nam công bố dịch này.
  • (MangYTe) - Cùng với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang là địa phương được lựa chọn thực hiện Dự án Tăng cường năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE). Mục tiêu dự án sẽ hỗ trợ hơn 2.000 trẻ em An Giang thuộc các nhóm đối tượng hưởng lợi và hơn 1.000 hộ gia đình của trẻ sẽ được nhận hỗ trợ để phát triển kinh tế và cải thiện thu nhập thông qua phát triển chuỗi giá trị và các hỗ trợ sinh kế.
  • (MangYTe) - Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng đại diện của tổ chức Plan International Việt Nam tại Quảng Bình vừa tổ chức lễ ra mắt Hội đồng Trẻ em tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019 - 2022.
  • Phát biểu tại Hội nghị quốc gia về chính sách phát triển toàn diện trẻ em đã được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ LĐ-TBXH và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cho rằng: Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để các quyền trẻ em được bảo đảm thực hiện, các vấn đề trẻ em được giải quyết một cách tích cực và bền vững.
  • (MangYTe) - Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị “chăn dắt” bởi các nhóm đối tượng xấu, buộc phải đi bán vé số, xin tiền… tại các địa phương đã xâm phạm nghiêm trọng quyền trẻ em và gây mất trật tự an ninh xã hội, gây bức xức trong dư luận.
  • (MangYTe) - TS Bùi Tiến Đạt (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, tại Việt Nam, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia Phòng ngừa và Giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam nêu khái niệm: Lao động trẻ em là việc trẻ em và người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động, cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, nhân cách của trẻ em.
  • (MangYTe) - Để hạn chế thực trạng sử dụng lao động trẻ em, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam đã được thực hiện thí điểm trong những thời gian 2015 - 2019 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và An Giang.
  • (MangYTe) - Việc trẻ em tham gia làm việc nhà phù hợp với độ tuổi là điều nên khuyến khích để tăng cường kỹ năng sống cho các em. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ em tham gia làm việc nhà trong thời gian dài, thậm chí có cả công việc nguy hiểm, độc hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, tinh thần, ảnh hưởng đến thời gian học tập, vui chơi của các em...
  • (MangYTe) - Điều 26 Luật Trẻ em quy định: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
  • (MangYTe) - Trong khuôn khổ các hoạt động trực tiếp của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội phối hợp với tổ chức Lao động quốc tế ký kết thực hiện Dự án từ tháng 12/2018 tại 9 xã thuộc 4 huyện: Chương Mỹ, Gia Lâm, Thạch Thất và Hoài Đức.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY