Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Giếng cổ nghìn năm tuổi nơi các bà mẹ mới sinh mất sữa ra gọi sữa về ở Hà Nội

Theo người dân kể lại, giếng cổ nghìn năm tuổi ở làng Trung Kính Thượng những phụ nữ thiếu sữa nuôi con thì sắm lễ cầu xin. Sau đó, người mẹ về sẽ tự ắt có sữa cho con bú.

Bao đời nay, người dân gốc ở làng Trung Kính Thượng (tổ 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) hầu hết đều biết chiếc giếng cổ nghìn năm ở nơi đây. Giếng cổ không còn nước nhưng có thể thấy vai trò tâm linh của nó vẫn tồn tại. Xung quanh giếng mới được xây tường bảo quản và có mái bát giác che nắng mưa. Bàn thờ thần giếng có 3 chữ Thiên Quang Tỉnh vẫn được hương khói và giữ tôn nghiêm.

Các cụ cao niên trong làng kể lại, giếng nước này là nơi cung cấp nước cho cả 1 làng mà không bao giờ hết nước. Kể từ khi sông Tô Lịch được cải tạo, lòng sông vét sâu hơn đáy giếng thì mới bị mất nước.

Bàn thờ thần giếng có 3 chữ Thiên Quang Tỉnh vẫn được hương khói và giữ tôn nghiêm. Bàn thờ thần giếng có 3 chữ Thiên Quang Tỉnh vẫn được hương khói và giữ tôn nghiêm.

Giếng cổ không còn nước nhưng có thể thấy vai trò tâm linh của nó vẫn còn. Giếng cổ không còn nước nhưng có thể thấy vai trò tâm linh của nó vẫn còn.

Ông Phan Đăng Liêm (68 tuổi - là tổ trưởng dân phố và là người sinh ra và lớn lên tại làng) cho biết giếng nước này cạn chưa lâu bởi thế hệ các ông vẫn dùng giếng nước làng này. Ngoài cung cấp nước cho dân làng, giếng nước cổ có từ lâu đời này còn được người dân lập ban thờ “thần giếng”.

Ông Liêm cho biết, giếng nước này gắn với tục xin sữa rất hiệu nghiệm. Theo quan niệm xưa, nước nuôi dưỡng con người và sữa nuôi dưỡng trẻ sơ sinh nên các cụ trồng cây hoa sữa bên giếng. Có tục truyền, những phụ nữ thiếu sữa nuôi con hay bị tắc sữa thì sắm lễ mang ra giếng làm lễ cầu xin. Sau đó, người mẹ bứt cành hoa sữa treo vào hai đầu đòn gánh rồi đem về treo tại buồng nhà mình. Nhà nào làm vậy thì các bà mẹ thiếu sữa sẽ có nhiều sữa cho con bú.

Cận cảnh giếng cổ nơi các bà mẹ mất sữa, tắc sữa đến xin. Cận cảnh giếng cổ nơi các bà mẹ mất sữa, tắc sữa đến xin.

Ông Liêm kể, giờ đây dù tục xin sữa không còn nữa, cây vú sữa cũng già cỗi đã ch*t cách đây nhiều năm nay. Giếng nước cũng đã cạn chỉ còn là nơi trưng bày, lưu giữ văn hóa làng xã, vì thế những người cao niên trong làng vô cùng tiếc nuối vì không giữ được tục xin sữa này.

Cụ Nguyễn Bá Toàn (86 tuổi, một cao niên trong làng) kể, tục xin sữa ở giếng cổ của làng là có thật, được duy trì truyền tai nhau từ đời này qua đời khác. Chiếc giếng cổ này đã có từ rất lâu, theo gia phả lập làng giếng này phải trải qua hàng nghìn năm tuổi.

“Theo gia phả còn chép lại, làng Kính Chủ xưa (nay là Trung Kính Thượng) được đặt tên từ thời Hùng Vương thứ 18. Nếu cứ theo thông lệ, lập làng - khơi giếng thì chiếc giếng này phải có từ thời đó”, cụ Toàn chia sẻ.

Trước đây miệng giếng người dân dùng đài nước kéo lên mai mòn theo thời gian. Trước đây miệng giếng người dân dùng đài nước kéo lên mai mòn theo thời gian.

Trụ đá còn sót lại trước đây người dân dùng để ngồi. Trụ đá còn sót lại trước đây người dân dùng để ngồi.

Cụ Toàn cũng bày tỏ, thứ quý giá nhất của giếng cổ còn giữ được lại đó là khối đá nguyên tảng trên thành giếng. Ở đó có mấy chục đường rãnh được tạo nên, đó là do dây kéo đài lấy nước qua thời gian làm mòn đá , có những rãnh để lọt cả ngón tay hằn sâu.

Ngoài ra, dưới giếng cổ còn được xây dựng rất độc đáo. Đó là những chiếc cối đá được xếp chồng lên nhau tạo nên khối vững chắc. Khối đá này vừa bảo vệ giếng, vừa giúp mọi người lên xuống giếng để thau rửa, khơi thông dễ dàng hơn.

Ngoài chiếc giếng cổ nghìn năm tuổi đã nói ở trên, tại làng Trung Kính vẫn còn 1 chiếc giếng khác cũng nổi tiếng không kém. Nơi đây cũng được người dân lập miếu thờ thần giếng. Đặc biệt, giếng nước này hàng ngày vẫn cung cấp nước cho người dân ở khắp một vùng.

Chiếc giếng cổ hàng trăm năm tuổi ở làng Trung Kính. Chiếc giếng cổ hàng trăm năm tuổi ở làng Trung Kính.

Chiếc giếng này có ban thờ, hằng ngày người dân vẫn lấy nước sinh hoạt. Chiếc giếng này có ban thờ, hằng ngày người dân vẫn lấy nước sinh hoạt.

Khuôn viên giếng sạch sẽ, được trồng cây xanh mát mẻ xung quanh. Nước giếng trong xanh, mát lành và là nơi tập trung của người dân vào các buổi sáng chiều. Nhiều người vẫn mang rau, củ ra rửa và lấy nước về nhà sinh hoạt, giặt giũ quần áo…

Theo lời kể của người dân bản địa, giếng nước này đã có từ lâu, nếu tính tuổi cũng lên đến vài trăm năm. Điều đặc biệt là dù các giếng khơi, giếng đất ở quanh khu vực đều mất nước vì đô thị hóa, nhưng giếng nước này chưa bao giờ cạn.

Bao năm qua giếng nước chưa bao giờ cạn. Nhiều gia đình lắp vòi nước về sử dụng. Bao năm qua giếng nước chưa bao giờ cạn. Nhiều gia đình lắp vòi nước về sử dụng.

Nước giếng luôn trong veo. Nước giếng luôn trong veo.

“Có khoảng chục gia đình bơm nước về nhà sử dụng. Mỗi khi mất nước cả mấy làng kéo xe mang thùng đến đây lấy nước về dùng, thế mà không bao giờ giếng cạn”, bà Trần Thị Liệu (65 tuổi) ngồi rửa thức ăn cho biết.

Gia đình bà Liệu dù có nước máy nhưng hàng ngày vẫn ra giếng nước giặt quần áo, rửa rau… Người phụ nữ này chia sẻ, với những người sống nhiều đời ở đây, giếng làng như ngôi nhà thứ 2 của mình, không ra thì rất nhớ. Thậm chí, có những người nên duyên vợ chồng bên chiếc giếng làng này.

Nhờ giếng này mà cháu bà Liệu nên duyên vợ chồng. Nhờ giếng này mà cháu bà Liệu nên duyên vợ chồng.

Hằng ngày bà Liệu vẫn dùng nước để sinh hoạt, rửa rau… Hằng ngày bà Liệu vẫn dùng nước để sinh hoạt, rửa rau…

Bà Liệu kể, đó là trường hợp vợ chồng người cháu mình đã nên duyên từ chiếc giếng cổ trên. “Hồi trước có bà trong xóm hay ra giếng lấy nước để dùng, hàng ngày cháu gái tôi cũng ra rửa bát, giặt đồ đạc. Rồi chồng nó bây giờ cũng hay ra mổ con gà, con vịt… chính sự gần gũi hàng ngày đó hai đứa đã bén duyên rồi nên vợ nên chồng. Bây giờ gặp tôi vẫn cứ nói rằng nhờ có cái giếng này mới lấy được nhau”, bà Liệu vui vẻ kể.

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/xa-hoi/gieng-co-nghin-nam-tuoi-noi-cac-ba-me-moi-sinh-mat-sua-ra-goi-sua-ve-7527501.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY