Mật hôm nay

Giun chui ống mật gây đau bụng

Bé nhà tôi dù tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng nhưng có lần đau bụng được nghi ngờ là do giun và phải theo dõi có phải giun chui ống mật không.
Xin cho biết tại sao giun lại chui được vào ống mật và biểu hiện ra sao. (Nguyễn Hồng Thúy - Đồng Nai)
Chào bạn,

giun chui ống mật là một chứng bệnh hay gặp trước đây do tỉ lệ nhiễm giun rất cao. Ngày nay bệnh này ít gặp hơn vì người dân ý thức hơn với việc tẩy giun định kỳ và ăn uống hợp vệ sinh. Giun đũa là loài ký sinh trong ruột non của người, chúng có kích thước bằng chiếc đũa (khoảng 20 - 25cm), giun sống bằng cách chất dinh dưỡng ở ruột nên gây ra tình trạng suy dinh dưỡng (nhất là ở trẻ nhỏ).

Giun đũa ở ruột cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, người bị nhiễm có thể đau bụng mơ hồ, ăn uống khó tiêu, buồn ói… Ở một điều kiện nào đó giun di chuyển ngược lên trên đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật sẽ gây ra tình trạng tắc mật.

Người ta cho rằng, khi số lượng giun ở ruột tăng lên cùng với môi trường dịch tiêu hóa thay đổi sẽ làm chúng di chuyển ngược lên phía trên. Một số trường hợp giun chui lên đường mật không gây ra triệu chứng gì và chúng ch*t tại đây, các chất đường mật kết dính vào giun tạo thành sỏi đường mật. Trong trường hợp giun chui lên đường mật và làm tắc mật cấp tính làm cho bệnh nhân có những cơn đau quặn dữ dội, đột ngột.

Đau ở vùng trên rốn, hơi lệch về bên phải. Bệnh nhân buồn nôn, nôn nhiều và có khi chất nôn có cả giun. Tất nhiên giun đi từ ruột lên đường mật sẽ mang theo vi khuẩn và gây ra nhiễm trùng đường mật.

Một tư thế đau bụng cổ điển do giun chui ống mật được ghi nhận là bệnh nhân đau bụng chổng mông lên trời. Thường chẩn đoán giun chui ống mật với cơn đau quặn mật, hội chứng nhiễm trùng và dùng siêu âm xác định tắc nghẽn đường mật (đôi khi phát hiện ra giun).

Trong cơn đau bụng cấp, bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng đau, nhiễm trùng và Thu*c tẩy giun.

Trong trường hợp tắc nghẽn cấp tính đường mật có khi phải phẫu thuật dẫn lưu đường mật và giải phóng tắc nghẽn. Quan trọng là phải ăn uống hợp vệ sinh, tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm.

Mangyte.vn
Theo Bs.CkII. Đặng Minh Trí - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giun-chui-ong-mat-gay-dau-bung-2948.html)

Chủ đề liên quan:

đau bụng giun chui ống mật mật

Tin cùng nội dung

  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Chú của mình ở Đà Nẵng có chỉ định mổ sỏi mật, muốn vào TPHCM phẫu thuật nhưng không biết chi phí thế nào? Chú có BHYT vượt tuyến thì phải đóng thêm bao nhiêu? Và nên đến BV nào thì tốt? Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn! (Quốc Thái - Bình Thuận)
  • Theo Đông y, sỏi mật thuộc phạm vi của các chứng đản chướng, hiếp thống, hoàng đản, kết hung, tích hoàng... Nguyên nhân dẫn tới sỏi mật thường là do tình chí bất sướng (tinh thần căng thẳng), tâm trạng không thoải mái hoặc ưu tư, phẫn nộ quá độ... khiến cho can khí uất kết (chức năng điều tiết của can bị rối loạn) sẽ khiến đởm chấp (dịch mật) bị ứ đọng, thấp nhiệt nội sinh và dần dần hình thành sỏi mật.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sỏi mật được hình thành khi dịch mật tích trữ trong túi mật trở nên cứng tạo thành sỏi
  • Xơ gan mật nguyên phát là một bệnh trong đó đường mật trong gan của bạn đang dần bị phá hủy. Xơ gan mật nguyên phát được cho là một bệnh tự miễn.
  • MRCP là viết tắt của Magnetic Resonance Cholangiopancreatography: cộng hưởng từ mật tụy. Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP Scan) là kỹ thuật sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để tạo ra hình ảnh của gan, ống dẫn mật, túi mật và tuyến tụy.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY