Ngôn ngữ trị liệu hôm nay

Là chuyên khoa tập hợp các chuyên gia trị liệu có trình độ và kỹ năng cao trong việc hỗ trợ những bệnh nhân gặp khó khăn về ngôn ngữ, chủ yếu là trẻ tự kỷ. Chức năng của khoa là chẩn định và can thiệp sớm từ tuổi thơ, chữa trị và cải thiện kỹ năng dựa trên thực thế cuộc sống của người bệnh. Hoạt động của khoa bao gồm các phương pháp: trị liệu với ngôn ngữ không lời (cử chỉ, tư thế thân thể, biểu cảm), kỹ năng trò chuyện, khả năng giao tiếp ( khó khăn ở kỹ năng trao đổi qua lại của một cuộc trò chuyện ngoài thực tế) và trị liệu ý niệm (ngôn ngữ trừu tượng phức tạp)

Giúp mẹ hiểu bé đang muốn nói gì qua ngôn ngữ cơ thể

Dân trí Các bé có thể không dùng từ ngữ để nói điều mình muốn nhưng chắc chắn, chúng có cách riêng để cho bạn biết chuyện gì đang xảy ra. Làm thế nào để con tự chơi? Nếu bạn là người nuông chiều con thái quá... Phụ huynh tá hỏa phát hiện ảnh nhạy cảm trong máy tính của con

Tín hiệu và ngôn ngữ cơ thể bé

Khi mới sinh, con khóc, đôi khi khóc rất nhiều. Một vài tháng sau, em bé bắt đầu cười nhiều hơn. Đến khoảng 5 tháng, trẻ đã có thể bắt đầu bập bẹ tập nói.

Tương tự như vậy, các em bé còn nói chuyện bằng cơ thể của mình, ví dụ như vặn vẹo người hay dùng tay để chỉ. Điều quan trọng là cha mẹ có thể nhận ra các tín hiệu của bé, biết các kiểu khóc khác nhau và hiểu ngôn ngữ cơ thể con.

Hiểu và phản hồi lại các ngôn ngữ cơ thể bé

Phương pháp là luôn chú ý quan sát tất cả các bộ phận trên cơ thể con. Bạn có thể thấy bé đá chân, siết chặt tay và biểu cảm trên khuôn mặt thay đổi. Ngôn ngữ cơ thể bé mang đến những tín hiệu quan trọng về cảm giác của bé và những gì bé cần ở bạn.

Ví dụ, nhận thấy con vặn vẹo liên hồi, bạn có thể biết được có điều gì đó khiến bé khó chịu hoặc không thoải mái. Trẻ có thể khó chịu khi bị ánh sáng chiếu vào mắt, giật tay và chân đột ngột nếu giật mình, thậm chí khóc thành tiếng nếu nghe thấy tiếng ồn lớn.

Bạn cũng có thể tìm ra phương pháp làm dịu trẻ bằng cách xem con phản ứng với mình như thế nào. Ví dụ, con có thể trông khá thoải mái khi bạn cười, hát hoặc nói chuyện với con.

Khi em bé bắt đầu mỉm cười với bạn, thật tốt khi có thể gửi lại cho bé nhiều nụ cười nhất có thể. Cười với con có thể giúp bé cảm thấy an toàn, được yêu thương, thậm chí còn thúc đẩy sự phát triển trí não của bé.

Đoán biết cảm xúc của con

Ngôn ngữ cơ thể bé có thể cho cha mẹ biết liệu con tỉnh táo, sẵn sàng chơi, hay không thoải mái, quấy khóc, đói hoặc đang trải qua các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Đối với mỗi dấu hiệu, bạn nên đưa ra các cách phản ứng khác nhau để tìm hiểu cảm xúc thật sự của con, từ đó giúp bé hình thành và ổn định thói quen. Ví dụ, đưa con đi ngủ khi bé có dấu hiệu mệt mỏi hoặc cho ăn khi bé có vẻ muốn ăn.

Giao tiếp với trẻ

Khi tỉnh táo, bé sẽ thích giao tiếp nhiều hơn. Nếu thấy có dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng giao tiếp và chơi đùa, bạn có thể nói chuyện với con một cách lặng lẽ, nhịp nhàng và sử dụng nhiều biểu cảm trên khuôn mặt.

Trước khi học nói, bé sẽ có nhiều thử nghiệm âm thanh khác nhau. Các thử nghiệm này bao gồm cả hắt hơi, ho, nôn, ré lên. Con làm ồn cũng là một cách để có được sự chú ý của bạn và cách bạn hồi đáp, dù có "ngớ ngẩn" nhưng vẫn sẽ giúp con học được cách giao tiếp.

Điều đáng chú ý là các bé khác nhau cũng sẽ có mức độ giao tiếp khác nhau. Trẻ em hướng ngoại có thể muốn nói chuyện nhiều hơn trong khi những bé trầm tính, hướng nội thì không như vậy.

Trà Xanh

Theo RC

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/giup-me-hieu-be-dang-muon-noi-gi-qua-ngon-ngu-co-the-20200511080301261.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY