Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

GS hô hấp, dị ứng Nhi Ba Lan: Nếu không dùng kháng sinh hiệu quả, năm 2050 sẽ hết Thuốc chữa

Theo Giáo sư Wojciech Feleszko đến từ Khoa hô hấp và dị ứng nhi, Bệnh viện và Đại học Y Warsaw, Ba Lan với tình trạng sử dụng kháng sinh như hiện nay, nếu chúng ta không biết sử dụng kháng sinh hiệu quả thì đến năm 2050 các kháng sinh mà ngành y có trong tay sẽ không diệt được vi khuẩn và người bệnh chỉ có Tu vong.
Thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học “ những tiến bộ mới trong phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp và thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em do BV Nhi Trung ương tổ chức mới đây tại Hà Nội

Cũng theo GS. Feleszko, kháng kháng sinh không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới đều lạm dụng kháng sinh quá mức. Ngay cả ở Mỹ là nước phát triển nhưng tình trạng sử dụng kháng sinh vẫn rất lớn. Theo đó tại Mỹ, tỷ lệ sử dụng kháng sinh không hợp lý được công bố trên tạp chi JAMA – tạp chí y khoa uy tín hàng đầu cho thấy, các loại kháng sinh sử dụng nhiều nhất ở 3 bệnh là viêm xoang, viêm tai giữa và viêm họng, đáng lưu ý là hơn 80 % kháng sinh được sử dụng cho 3 loại bệnh này là không cần thiết.

Còn tại Việt Nam, kết quả từ công trình nghiên cứu về kháng kháng sinh của Việt Nam và đại học Oxford Anh quốc từ 4 năm trước người ta thấy tiền chị cho kháng sinh rất lớn. Chỉ có 20% kháng sinh sử dụng trong bệnh viện còn lại 80 sử dụng ngoại trú trong đó số 80% kháng sinh được sử dụng ngoại trú thì lại có tới 90 % là kháng sinh">dùng kháng sinh không kê đơn và kháng sinh trong nông nghiệp.

GS Feleszko cũng khuyến cáo, mỗi ngày, mọi người chỉ ăn mẩu xúc xích hoặc một miếng thịt trong bữa sáng cũng là đang ăn lượng kháng sinh nào đó từ kháng sinh khi nuôi gia xúc sản xuất thịt. Mặc dù chúng ta chỉ dùng lượng kháng sinh nhỏ như vậy nhưng nhưng vi khuẩn nó sẽ thích nghi và phát triển ra chủng để kháng kháng sinh mà chúng ta ăn hàng ngày đó.

GS.Feleszko đặc biệt lo ngại đối tượng trẻ em, vì trẻ em rất nhạy cảm với các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cấp như các tiếp xúc với các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết… do hệ thống miễn dịch của các em chưa trưởng thành.

Trẻ em khỏe mạnh cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tái đi tái lại, dẫn đến phải sử dụng kháng sinh quá mức gây nên tình trạng vi khuẩn kháng Thuốc.

“Mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng nhưng vi khuẩn vẫn tiếp tục trở nên ít nhạy cảm hơn với các kháng sinh theo thời gian, và việc phát minh ra Thuốc kháng sinh mới không theo kịp với vi khuẩn kháng Thuốc”, GS. Feleszko lo ngại.

Do đó, theo GS. Feleszko rất cần có liệu pháp phòng chống nhiễm khuẩn mới. Hiện nay một phương pháp tiếp cận đầy hứa hẹn là liệu pháp điều hòa miễn dịch cơ thể vật chủ bằng các chất chiết xuất đông khô từ vi khuẩn- hoạt chất OM-85. Với phương pháp này các cơ chế tự nhiên trong cơ thể được phát huy để tăng cường lợi ích điều trị và phương pháp này cũng được khuyến cáo trong Guideline của Liên hiệp hội Tai mũi họng hoa và phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ.

Tuệ Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/gs-ho-hap-di-ung-nhi-ba-lan-neu-khong-dung-khang-sinh-hieu-qua-nam-2050-se-het-thuoc-chua-n137092.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY