Kiểm soát nhiễm khuẩn hôm nay

Yêu cầu chức năng của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn là phát hiện các ổ bệnh, nguồn bệnh và phương thức lan truyền của dịch bệnh trong phạm vi bệnh viện... Khoa cần phải triển khai tổ chức các biện pháp đã được phê duyệt bởi Bộ Y Tế, nhằm hạn chế tình trạng lan truyền nhiễm khuẩn trong bệnh viện và ra môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, khoa cũng chủ động và hỗ trợ trong việc giám sát sử dụng kháng sinh và tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, chất thải để phòng chống dịch bệnh do nCoV

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản số 522/SYT-NVY gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập về việc tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm soát chất thải trong cách ly, chăm sóc, điều trị, phòng và chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV).

Ảnh minh họa

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20-7-2018 về việc kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế, chú trọng thực hiện đúng các hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất thải trong công tác cách ly, chăm sóc, điều trị giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona được hướng dẫn tại Quyết định 343/QĐ-BYT ngày 7-2-2020 về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV); Quyết định 345/QĐ-BYT ngày 7-2-2020 về việc ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV); Quyết định 344/QĐ-BYT ngày 7-2-2020 về việc ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV).

Chú ý các biện pháp như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; súc miệng, họng bằng nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Tăng cường thông khí khu vực cách ly, nhà ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

Thường xuyên vệ sinh khu vực cách ly, buồng bệnh, nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy... bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật với các dung dịch sát khuẩn và chất tẩy rửa thông thường. Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh. Hướng dẫn người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng và thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có màu sắc và biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh; đối với các rác thải sinh hoạt khác, thu gom vào thùng đựng rác thải thông thường.

Với nhân viên y tế, thực hiện triệt để các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế chuyên dụng; kính đeo mắt, găng tay, quần áo phòng hộ, mũ bảo hộ, bao giầy...trong quá trình tiếp xúc, vận chuyển người bệnh; rửa tay ngay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thực hiện làm sạch, khử nhiễm trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ điều trị, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút corona theo quy định. Khử trùng phương tiện vận chuyển bằng dung dịch khử trùng có chứa clo hoạt tính với nồng độ 0,5% ngay sau khi vận chuyển.

Việc khử trùng các khu vực có liên quan khác bằng biện pháp lau rửa hoặc phun bề mặt với dung dịch khử trùng có chứa 0,5% clo hoạt tính sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế với nguyên tắc tất cả các khu vực ô nhiễm, nghi ngờ ô nhiễm và có nguy cơ lây lan dịch cho cộng đồng đều phải được xử lý. Nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh phải được khử trùng bằng cách lau rửa hoặc phun nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch khử trùng có chứa 0,5% clo hoạt tính. Phun vừa đủ ướt bề mặt cần xử lý. Số lần phun sẽ căn cứ vào tình trạng ô nhiễm thực tế tại ổ dịch để quyết định.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đúng quy định về quản lý chất thải y tế tại Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường kiểm soát tàu du lịch đến Việt Nam để phòng dịch nCoV

Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc về việc triển khai phòng, chống dịch viêm đường hô ...

Cẩm nang phòng, chống dịch bệnh nCoV trong trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ngành cẩm nang phòng, chống dịch bệnh viêm đường ...

Hà Nội: Chủ động phòng, chống bệnh nCov tại các công trường xây dựng

Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Công văn số 1043/SXD-TTr về triển khai thực hiện Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 31-01-2020 của UBND ...

Bộ Y tế hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng, chống bệnh nCov

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 345/QĐ-BYT hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng, chống bệnh ...

TQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Pháp luật xã hội (https://phapluatxahoi.vn/ha-noi-tang-cuong-kiem-soat-nhiem-khuan-chat-thai-de-phong-chong-dich-benh-do-ncov-179532.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Không sử dụng các Thu*c nhuận tràng để điều trị táo bón. Việc sử dụng các Thu*c này có thể gây suy yếu ruột và khiến cơ thể phụ thuộc vào Thu*c
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY