Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hại đôi chân vì đi dép xỏ ngón thường xuyên

Mùa hè thời tiết nóng nực, rất nhiều người thường chọn dép xỏ ngón để đi cho mát, chuyên gia y tế khuyến cáo đi dép xỏ ngón thường xuyên, dễ gây đau lòng bàn chân, gót chân, mắt cá chân,... và có thể khiến chân bị tật.

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên đi dép xỏ ngón cả ngày, mỗi lần đi dép xỏ ngón không nên quá một tiếng

Đeo dép xỏ ngón lâu dễ ảnh hưởng đến cột sống

Chuyên gia cho biết, dép xỏ ngón tuy dễ đeo và cảm thấy thoải mái, nhưng không phải là không có hại. khi đeo dép xỏ ngón đi bộ, dép được nhấc lên bởi chiếc quai duy nhất giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, chiếc quai này quá nhỏ, điểm tác động lực và điểm tiếp xúc với đế dép cũng quá nhỏ, khiến cho bề mặt tiếp xúc giữa đế dép với lòng bàn chân ít, không ổn định.

Khi đi bộ phải gồng các ngón chân lên để "quắp" hoặc "kẹp" lấy dép, như vậy mới có thể làm cho bàn chân có đủ sức để nhấc dép lên, nếu cách dùng lực không tự nhiên này kéo dài có thể sẽ cứa rách khe ngón chân kẹp quai dép, không xử lý kịp thời có thể sẽ gây viêm nhiễm. điều này còn có thể gây đau nhức cơ bắp đùi. đồng thời, để tránh đeo dép bị tuột, khi đi bộ còn phải rút ngắn khoảng cách bước chân, các ngón chân phải gồng lên để quắp lấy đế dép, cổ chân xoay vào trong, tạo nên kiểu đi "chân bồ câu" mà chúng ta vẫn gặp. nếu đi lâu với tư thế này có thể sẽ gây tổn thương cho đầu gối và cột sống lưng.

Thông thường mọi người thích đeo loại dép xỏ ngón có đế mỏng, đế bằng, có nghĩa là khả năng giảm xóc của dép xỏ ngón đối với mặt đường sẽ kém hơn. sức ép ngược hình thành khi đi bộ sẽ tác động ngược lên đôi chân, có thể khiến cho bàn chân bị đau và mỏi. gót chân đau, chất xương tăng sinh, xương ngón chân đau nhói, thậm chí đau khớp háng, đau sống lưng cũng thường là biểu hiện ở người hay đeo dép xỏ ngón.

Nên sử dụng dép xỏ ngón đúng cách để tránh tổn thương chân

Thường xuyên thay dép để phòng tránh tổn thương chân

Trên cơ sở chọn dép lê, chọn kiểu quai kẹp giữa đế dép với ngón chân là rất quan trọng, tốt nhất đế dép không nên chọn loại bằng xốp, như vậy chỉ có thể làm cho các yếu tố trên nghiêm trọng hơn. Chọn đế dép tốt có thể làm giảm tính nguy hại của dép xỏ ngón.

Khi chọn quai dép, nên chọn loại quai nhỏ, mềm, có độ co dãn để không làm bị thương lớp da non ở mé trong ngón chân. đặc biệt, tốt nhất nên chọn loại dép phù hợp với hình dáng bàn chân của mình.

Trong những ngày nắng nóng, khi đeo dép xỏ ngón nên bôi một lớp kem chống nắng lên chân. mặt khác, do dép xỏ ngón không có tác dụng đỡ gót chân, nên hiện tượng trật khớp, bong gân cũng rất phổ biến, khi đi bộ mọi người không nên đi quá nhanh, chú ý mặt đường để giảm thiểu rủi ro. nếu thấy đế dép bị mòn, bị vẹt thì thay dép khác cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ đôi chân.

Theo Lâm Nhi/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/chan-mang-tat-vi-dep-xo-ngon-thuong-xuyen-d65166.html?fbclid=IwAR1P-9_eb2_2ZZ14lmPbtfQMtw101A6JzqN7sg174cU-0FrMX_XvrbePXDs

Theo Lâm Nhi/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/hai-doi-chan-vi-di-dep-xo-ngon-thuong-xuyen/20211023095402696)

Tin cùng nội dung

  • Ngồi lâu trước máy tính gây tổn hại lớn tới mắt, làm cho mắt đỏ, xuất hiện quầng thâm, khô mắt và giảm thị lực.
  • Nghề nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu, ngồi dài ngày nên dễ bị đau cột sống. Bệnh lý này làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Chào bác sĩ. Em 27 tuổi, là nhân viên văn phòng, chủ yếu làm việc trên máy tính.
  • Tư thế làm việc, học tập không đúng là một trong các yếu tố khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh lý về cột sống cổ (CSC).
  • Thủ dâm là hành động tự kích thích vào những vị trí nhạy cảm trên cơ thể mình để bản thân đạt khoái cảm.
  • Khi đi đường, chúng ta chứng kiến các trường hợp T*i n*n và trong khi chờ nhân viên y tế đến, kiến thức sơ cứu tại hiện trường giúp ích rất nhiều cho nạn nhân.
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY