Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hạnh phúc “nở hoa” của vợ chồng thầy giáo Điện Biên đi chữa hiếm muộn

Do thường phải tới các điểm trường trong bản dạy học, cuộc sống vất vả, khó khăn khiến hai vợ chồng thầy Thị không có điều kiện đi bệnh viện chữa vô sinh, mơ ước có mụn con cứ thế xa vời.

Hai bé mới sinh của vợ chồng thầy giáo Quách Văn Thị. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Câu chuyện về hành trình chữa vô sinh,

Thầy giáo Thị sinh ra trong một gia đình nghèo có tới 7 người con ở Hòa Bình. Năm 2013, thầy Thị kết hôn, nhưng nhiều năm mong đợi vợ chồng họ vẫn không có mụn con.

[5 nguyên tắc vàng để điều trị vô sinh, hiếm muộn đạt hiệu quả]

Trong một lần thu hoạch xong vụ sắn, thầy vay thêm tiền, dẫn vợ xuống 2 bệnh viện lớn ở Hà Nội để khám. Kết quả cho thấy tinh trùng của thầy giáo Thị yếu, vợ lại đa nang buồng trứng, nhưng do không có tiền nên vợ chồng đành gác lại việc chạy chữa.

Trước khó khăn của cuộc sống, thầy Thị xin lên miền núi làm giáo viên âm nhạc tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, Điện Biên. Vợ thầy khăn gói quả mướp đi theo chồng, làm nấu ăn tại trường.

Do thường phải tới các điểm trường trong bản dạy học, cuộc sống vất vả, khó khăn, xa xôi khiến hai vợ chồng họ không có điều kiện đi bệnh viện chữa vô sinh. Nhiều năm trôi qua, mơ ước có mụn con cứ thế xa vời.

Chị Tiến tâm sự: “Tháng 6/2019, tình cờ qua mạng xã hội em biết thông tin Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ miễn phí 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng em nghĩ mình chẳng có may mắn đó nên không nói với chồng. Nhưng số phận run rủi, chồng em biết tin thông tin đã bàn với vợ, tranh thủ dịp nghỉ hè xuống bệnh viện khám xem sao.”

Vợ chồng thầy giáo Quách Văn Thị và vợ là chị Nguyễn Thị Hồng Tiến. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Hai vợ chồng chị sau đó làm hồ sơ, về nhà thấp thỏm mong đợi. Mãi không thấy bệnh viện gọi, chị Tiến những tưởng đã hết hy vọng. Thật bất ngờ, một ngày tháng 8/2020, chị nhận được điện thoại của bệnh viện thông báo xuống Hà Nội nhận quyết định hỗ trợ miễn phí thụ tinh trong ông nghiệm.

Nghe được thông báo từ bệnh viện, vợ chồng chị mừng quá, chỉ biết ôm nhau khóc. Và nhờ bệnh viện hỗ trợ, gia đình đã thành công ngay từ lần đầu chuyển phôi. Không chỉ vậy, suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, bệnh viện cũng vẫn luôn chăm lo cho suốt cả thai kỳ.

Chị Tiến đã mẹ tròn con vuông, đón hai bé chào đời. Hai bé Quách Nguyễn Nhật Thạch (3.0kg) và Quách Nguyễn Nhật Thành (2.9kg) đã chào đời vào 9 giờ 15 sáng 8/6/2020.

Câu chuyện của vợ chồng thầy giáo Quách Văn Thị được chia sẻ trong buổi lễ công bố và trao quyết định hỗ trợ 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí cho 10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do

Tại buổi lễ công bố, nhiều cặp vợ chồng

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn trong nhiều năm qua mong con đau đáu nhưng vẫn chưa thể toại nguyện vì nhiều lẽ, trong đó, kinh tế là rào cản chính. Sự hỗ trợ này đã đem đến cho họ một tia hy vọng mới trong hành trình chữa trị vô sinh-hiếm muộn cũng là hành trình hiện thực hóa ước mơ làm cha, làm mẹ mà họ đã khắc khoải đợi chờ từ rất lâu.

Sau 1 tháng triển khai chương trình (bắt đầu từ ngày 12/06/2020), bệnh viện đã nhận được rất nhiều hồ sơ gửi về từ khắp cả nước. Hội đồng chuyên môn đã làm việc công tâm và xét duyệt kỹ lưỡng hỗ trợ miễn phí cho 10 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.

Toàn bộ 10 trường hợp được chọn sẽ được bệnh viện hỗ trợ miễn phí 100% chi phí làm thụ tinh trong ống nghiệm. Tùy theo từng trường hợp, chi phí cho một lần thụ tinh trong ống nghiệm có thể dao động từ 70-100 triệu đồng bao gồm chi phí xét nghiệm, kích trứng, chọc trứng, tạo phôi, trữ đông phôi, chuyển phôi…. Bệnh viện sẽ tài trợ toàn bộ kinh phí này cho bệnh nhân.

Bác sỹ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc bệnh viện, cho biết ngoài những hỗ trợ về chi phí, đội ngũ y bác sỹ bệnh viện với kinh nghiệm chuyên môn cùng sự trợ giúp của những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại sẽ nỗ lực hết mình để giúp các gia đình, bệnh nhân hiếm muộn khó khăn sớm được làm cha, làm mẹ. Bởi rất nhiều những hoàn cảnh đã phải chờ đợi 5 năm, thậm chí 10, 15 năm và chịu không ít áp lực từ phía gia đình, xã hội nhưng vẫn kiên trì nuôi hy vọng. Đứa con đối với họ không chỉ là khát khao mà còn giống như một “phép màu.”

10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thụ tinh ống nghiệm miễn phí trong đợt hỗ trợ năm 2020 của bệnh viện. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Các gói hỗ trợ miễn phí lần này là một phần trong chương trình Tuần lễ Vàng 2020 - “Hạnh phúc sẻ chia” mà bệnh viện đã triển khai.

Tuần lễ Vàng là chương trình hỗ trợ cộng đồng thường niên của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội được tổ chức lần đầu vào năm 2015 nhằm san sẻ một phần kinh phí điều trị cho các cặp vợ chồng vô sinh-hiếm muộn. Giá trị các gói hỗ trợ được tăng thêm qua từng năm. Tính đến nay, đã có hàng nghìn cặp vợ chồng được nhận hỗ trợ từ chương trình này.

Trong các ca được thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí từ năm 2019 đến nay, nhiều trường hợp đã mang thai và sinh con khỏe mạnh.

Trong tháng 6/2020, đã có 3 gia đình cùng đón tin vui. Đó là gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Tiến và anh Quách Văn Thị (thôn Huổi Lục 2, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) sinh đôi 2 bé trai; gia đình chị Triệu Thị Liên và anh Triệu Văn Sơn (ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) sinh đôi 2 bé gái và gia đình chị Phạm Thị Tơ, anh Vũ Văn Chí (Nam Định) đã sinh 1 bé gái.

Hiện tại, những gia đình khác như chị Lê Thị Hoàng Phương-anh Nguyễn Văn Miên (Thạch Thất, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Hảo và anh Nguyễn Văn Hướng (Thanh Lương, Tân Hòa, Phú Bình, Thái Nguyên)… cũng đang chờ từng ngày để đón con.

Các gia đình sẽ được y bác sỹ của bệnh viện theo dõi sát sao và hỗ trợ tối đa trong việc chăm sóc thai kỳ cho đến khi sinh nở./.

Thùy Giang (Vietnam+)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/hanh-phuc-no-hoa-cua-vo-chong-thay-giao-dien-bien-di-chua-hiem-muon/653630.vnp)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khoảng 15% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản gặp những vấn đề trục trặc về chuyện sinh con. Nam giới chiếm khoảng 50% nguyên nhân trong tổng số này.
  • Theo các chuyên gia, hiện các ca vô sinh ở nam giới ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, lối sống và nhiều thói quen tiêu cực được xem là nguyên nhân chính.
  • Con cái là lộc trời cho nhưng nhiều cặp đôi chờ đợi mãi vẫn không có được cái của trời quý giá đó.
  • Hơn 10 năm tìm thầy chữa trị, ông Lưu Ngọc Thuận và bà Lưu Thị Phi (trú tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn không một lần được hưởng niềm vui được làm cha mẹ.
  • Vô sinh nam chiếm 50% trong các cặp vợ chồng trục trặc đường sinh nở. Có những yếu tố nội, ngoại khoa liên quan đến tình trạng vô sinh ở nam giới.
  • Vũ khí độc của cánh nam khoa chính là vi phẫu thuật để điều trị các trường hợp vô sinh do tắc ống dẫn tinh, tắc ống mào tinh, giãn tĩnh mạch tinh...
  • Nín nhịn tiểu khi bận việc, đang xem một trận bóng gay cấn hay đang họp… sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe.
  • Em rất muốn đi khám hiếm muộn tại Từ Dũ nhưng nghe người ta nói làm các xét nghiệm tốn kém lắm. Mong Mangyte cung cấp giúp em chi phí các loại xét nghiệm và thông tin cần thiết về khoa này. Cảm ơn nhiều ạ.(Tố Linh, 32 tuổi, Củ Chi, TPHCM),
  • Xin chào Mangyte, Em nghi ngờ mình có thể bị vô sinh. Mangyte làm ơn cho em hỏi em có thể đến đâu để khám, khi khám vô sinh thì cần làm những xét nghiệm gì và chi phí cho từng xét nghiệm là bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn. Chúc Mangyte ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Xin chào!!! (V. Ng. - Đồng Nai)
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.