Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Hạnh Phúc và Đau Khổ - Sư Toại Khanh

Tại sao không còn thích là hạnh phúc? Bởi hễ còn thích là còn ghét. Hễ còn có cái thích là còn khổ. Thích ấm êm thì kỵ lại cái ngược với ấm êm.

…Định nghĩa về hạnh phúc và đau khổ bên đạo Phật nó độc đáo lắm.
Cái hạnh phúc mà mình chưa biết Đạo là mình có được cái mình thích. Nhưng mà trong Đạo Phật dạy là mình thích cái gì đó là do ba cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.
Ngày chưa biết Đạo mình chỉ muốn theo đuổi cái mình thích thôi nhưng mình xui ở chỗ là mình không biết cái mình thích là ba cái đó tạo ra.
1- Cho nên cái hạnh phúc ở nghĩa đầu tiên là được cái mình thích (bản thân cái thích này có vấn đề, cái thích này do ba duyên tạo ra).
2- Cái hạnh phúc thứ hai là không còn thích nữa. Tại sao không còn thích là hạnh phúc? Bởi hễ còn thích là còn ghét. Hễ còn có cái thích là còn khổ. Thích ấm êm thì kỵ lại cái ngược với ấm êm. Những người ăn mặn họ ăn cái gì nhạt họ chịu không được. Có người dễ ăn họ ăn cái gì cũng được vì họ không có chú ý đến chuyện mặn lạt. Có người ăn chè phải ngọt, lạt quá họ khó chịu. Có người họ nghiện ớt, đi đâu cũng phải đem ớt theo.
Cho nên cái thích nó gắn liền với cái ghét. Mà cái ghét nó chính là cái nguồn khổ đúng không?


3- Cho nên cứ nhớ một điều là còn thích là còn khổ. Và chính vì mình hiểu hạnh phúc nó đến từ hai nguồn, một là có được cái mình thích, hai là tránh được cái mình ghét
Nhưng mà theo cái rốt ráo của Đạo Phật ngày nào không còn thích ghét nữa thì cái đó mới gọi là chân hạnh phúc. Đó là cái hạnh phúc thứ hai.
Còn cái hạnh phúc thứ nhất mà phàm phu không biết Đạo đam mê là có được cái mình thích và tránh được cái mình ghét.
Nhưng đến Phật pháp thứ thiệt thì không còn thích, không còn ghét mới là hạnh phúc thứ thiệt. Có nghĩa là nó ăn cái gì cũng được.
Ăn cái gì cũng ngon nó khác với gặp cái gì ngon cũng ăn nhưng nó còn dễ thương hơn cái hạng gặp cái gì ngon mới ăn còn khổ nữa.
Cho nên chữ sướng và khổ trong Đạo Phật nó sâu lắm, và có phanh phui như vậy bà con khi hành thiền mới thấy nó lớn chuyện, lúc đó mới nhớ tôi.
Trong khi người chưa biết Đạo họ đi kiếm cái họ thích, họ đi kiếm cái hạnh phúc nhưng khi mình biết Đạo rồi mình hiểu thích và ghét nó là một cặp song sinh không thể tách rời.
Thích ở đâu thì ghét ở đó, mà ghét ở đâu thì khổ ở đó. Có đúng không?
Các vị phải đồng ý với tôi một chuyện, muốn có được cái mình thích đâu phải dễ đúng không? Và muốn tránh được cái mình ghét đâu phải dễ đúng không?
Cho nên bớt thích bớt ghét thì mới bớt khổ. Đạo Phật là đạo thoát khổ là chỗ này nè…
Vì khi anh tu Tứ Niệm Xứ là anh đương nhiên, tự nhiên bớt thích và bớt ghét. Ngay cái chuyện bớt thích, bớt ghét là anh được hạnh phúc rồi, chưa nói tới cái chuyện anh đắc cái gì, …
Tôi chỉ biết khi anh sống chánh niệm anh bớt thích anh bớt ghét, mà bớt thích bớt ghét là tự nhiên nó hạnh phúc thôi. Bởi vì nó rất dễ hiểu. Những người nghe tôi giảng nói “sao có một cái nói hoài?”. Nói vậy cho nhớ. Có hai trường hợp, nước đổ đầu vịt là vịt không thấm mà muốn đầu vịt thấm là phải đổ nước sôi. Nước đổ lá môn mà muốn cho lá môn thấm thì phải làm cho nó dập. Cho nên khi tôi giảng mà nặng lời tức là tôi đang làm cho lá môn nó dập, đang chế đầu vịt bằng nước sôi, chứ còn vuốt vuốt không là nó không có vô.

Tác giả: Tiểu Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/hanh-phuc-va-dau-kho-su-toai-khanh.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY