Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hết nám nhờ lá trầu không

Phương pháp trị nám da dân dã mà hiệu quả từ đắp mặt nạ lá trầu không sẽ giúp chị em tự tin hơn với nhan sắc của mình.
Nám là tình trạng da xuất hiện những đốm tối màu theo từng mảng và thường đối xứng hai bên mặt. Nám không gây hại gì cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến nhan sắc khiến chị em thấy tự ti. Dưới đây là phương pháp trị nám bằng lá trầu không dân dã mà hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân gây nám, có thể do bị rối loạn nội tiết, sử dụng mỹ phẩm, rối loạn sắc tố và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, đặc biệt là nắng nóng, melanin sẽ sản sinh ra nhiều, đồng thời không được phân bố đều nên gây ra tình trạng da bị nám, không đều màu. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị nám bằng dược liệu hay tia laser... Nhưng cách trị nám bằng lá trầu không là phương pháp thiên nhiên nên cần nhiều thời gian và sự kiên trì để thực hiện, không thể nóng vội. Sau khoảng 2 tháng áp dụng sẽ có hiệu quả.

Nguyên liệu: lá trầu không bánh tẻ, không già cũng không quá non.

Phương pháp 1:

Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước. Bỏ lá trầu vào nồi cùng nước lọc sâm sấp rồi đun sôi trong 30 phút. Bỏ lá trầu vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Đổ lá trầu không đã xay nhuyễn cùng nước đun lá trầu trước đó vào nồi, đun cho đến khi thành hỗn hợp sền sệt. Khi hỗn hợp nguội hẳn thì đổ hũ thủy tinh, bỏ tủ lạnh dùng dần (chỉ dùng hỗn hợp này trong một tuần, khi hết lại làm mẻ khác).

Trong 2 tuần đầu, hàng ngày bạn lấy chút hỗn hợp sền sệt đắp lên mặt trong 5-8 phút là rửa mặt, không để quá lâu. Đắp 7 ngày/tuần trong 2 tuần đầu. Từ tuần thứ 3 trở đi, mỗi tuần chỉ đắp 1 lần, tuyệt đối không đắp nhiều hơn bởi nếu lạm dụng, da mặt có nguy cơ bị bỏng lá trầu không.

Phương pháp 2:

Rửa sạch lá trầu không rồi đun sôi trong vòng 30 phút, để nguội rồi lấy nước lá trầu không để massage vùng da bị nám trong vòng 5-8 phút rồi rửa sạch mặt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong 2 tuần đầu, từ tuần thứ 3 trở đi duy trì 1 lần/ tuần.

Chú ý:

Không đắp mặt nạ lá trầu không quá 10 phút, nếu không, da sẽ bị mỏng đi rất nhiều. Đặc biệt, với những người có làn da nhạy cảm, chỉ nên đắp mặt nạ trầu không trong 5 phút.

Sau khi đắp mặt nạ lá trầu không, bạn hãy ngay lập tức rửa sạch mặt bằng nước mát rồi thoa kem dưỡng ẩm.

Vì phương pháp làm trắng vùng da tối màu nào cũng sẽ làm da mỏng đi một phần nên mẹo trị nám bằng lá trầu không này cũng không ngoại lệ. Điều cần chú ý nhất trong thời gian trị nám là hãy giữ gìn da thật kỹ mỗi khi ra nắng. Khi nám đã hết, có thể dừng phương pháp này nhưng vẫn cần duy trì thói quen dưỡng da và thoa kem chống nắng mỗi ngày.

Ngô Ngọc Gia Vi

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/het-nam-nho-la-trau-khong-n108465.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng hôi nách lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và giao tiếp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc y học cổ truyền đơn giản giúp cải thiện tình trạng này.
  • Bạch thau còn có tên bạc sau, bạch hoa đằng… Tên khoa học: Argyreia acuta Luor., họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
  • Nấm da chân (còn gọi là “nước ăn chân”) biểu hiện là các mụn nước ở các kẽ ngón chân, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt, gây đau và ngứa ngáy, rất khó chịu,…
  • Chị em bị rối loạn nội tiết sẽ có nguy cơ cao bị các bệnh như lạc nội mạc tử cung, lượng kinh không đều, đau bụng kinh,...
  • Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt, đặc biệt với bà bầu.
  • Lá trầu không không chỉ giúp trị mụn mà còn giúp trị nám, tàn nhang một cách nhanh chóng.
  • Ngoài việc dùng để ăn trầu, nhiều nơi còn dùng lá trầu không như một vị Thu*c dân gian để trị rất nhiều bệnh.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Theo y học cổ truyền, những người có da mặt sạm, nám đen thường mệt mỏi, uể oải, đầu nặng, buồn ngủ, lưng đau. Mạch trầm, sác. Nguyên nhân do thận âm hư rồi dẫn đến thận dương cũng hư. Thận thủy bị tướng hỏa phản khắc, ức chế, dần dần gây nám da. Dưới đây là một số bài Thu*c uống có thể giúp cải thiện, ngăn ngừa nám và sạm da.
  • Theo y học cổ truyền, những người có da mặt sạm, nám đen thường mệt mỏi, uể oải, đầu nặng, buồn ngủ, lưng đau. Nám và sạm da thường xuất hiện khi người phụ nữ bước vào độ tuổi 30. Tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng sạm da ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của chị em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY