Dinh dưỡng hôm nay

Học lái ôtô ngày càng khó: Giờ học tăng, học phí tăng

Thông tư 38 vừa được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng dạy và học cũng như thi sát hạch, cấp giấy phép lái ôtô trong thời gian tới

Bộ giao thông vận tải (gtvt) vừa ban hành thông tư số 38/2019/tt-bgtvt sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 12/2017/tt-bgtvt quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gplx) cơ giới đường bộ (gọi tắt là thông tư 38). trong đó, bổ sung nhiều quy định mới nhằm siết chặt công tác đào tạo, sát hạch, cấp gplx.

Học thêm 2 giờ về tác hại của rượu, bia

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết Thông tư 38 quy định trong chương trình học lái ôtô hạng B1, B2 và C sẽ có thêm nội dung phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông với thời lượng 2 giờ. Học viên phải học đầy đủ thời gian của môn học lý thuyết mới được dự sát hạch.

Một bãi tập lái ôtô ở TP Nha Trang Ảnh: KỲ NAM

"Quy định buộc phải học nội dung phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông được áp dụng từ ngày 1-1-2020 đối với những người đăng ký học lái xe từ đầu năm 2020. Những người học lái xe từ năm 2019 nhưng sang năm 2020 mới thi sát hạch không phải học nội dung này" - ông Huyện cho hay.

Ðại diện Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe - Trường Cao đẳng GTVT Trung ương III (TP HCM) cho biết trước khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực, trong quá trình đào tạo, đơn vị cũng thường xuyên truyền tải các vấn đề giúp nâng cao nhận thức về đạo đức cho tài xế cũng như tác hại của rượu, bia. Theo Thông tư 38, nếu áp dụng cụ thể việc tổ chức các tiết học riêng bổ trợ kiến thức về tác hại của rượu, bia trong khi tham gia giao thông hiện chưa có giáo trình chuyên biệt. Do đó, không chỉ riêng đơn vị này mà nhiều trung tâm khác cũng đang chờ xây dựng giáo trình, thống nhất và đưa vào giảng dạy.

Chống cắt xén giờ học

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết Thông tư 38 có nhiều điểm mới theo hướng thay đổi phương thức đào tạo và sát hạch GPLX với kỳ vọng sẽ hạn chế được một số bất cập như bổ sung 2 môn học là xử lý tình huống trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin.

Quá trình học trên cabin sẽ mô phỏng lại các vụ T*i n*n giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên phần mềm, học viên sẽ được xử lý tình huống để có kỹ năng tránh T*i n*n đáng tiếc. Thời gian học với thiết bị mô phỏng là 3 giờ trước khi tập lái trên đường. "Trước đây, người học chỉ trải qua 3 nội dung sát hạch là: Lý thuyết, trên sa hình và trên đường. Tuy nhiên, trình tự sát hạch mới theo Thông tư 38 sẽ là: Lý thuyết, mô phỏng, trên sa hình, trên đường. Như vậy, nếu không đạt sát hạch với thiết bị mô phỏng sẽ không được sát hạch trên ôtô" - ông Thống nói và cho biết việc đào tạo bằng thiết bị mô phỏng được thực hiện từ ngày 1-1-2021 và nội dung sát hạch trên phần mềm mô phỏng là từ ngày 1-5-2021.

Bên cạnh đó, việc học lý thuyết từ nay sẽ giám sát bằng vân tay hay nhận dạng khuôn mặt để giám sát toàn bộ quá trình học của học viên. "Dữ liệu giám sát sẽ được lưu trữ tại các cơ sở đào tạo và truyền độc lập về Tổng cục Đường bộ. Khi học đủ thời gian theo quy định mới, người học được dự sát hạch" - ông Thống khẳng định.

Cũng theo ông Thống, thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của từng học viên sẽ được giám sát chặt chẽ. Trên xe tập lái sẽ được lắp thiết bị giám sát, mỗi học viên sẽ có mã định danh, khi học viên lên xe, nhập mã này trên hệ thống, thiết bị bắt đầu kiểm soát thời gian cũng như quãng đường học. Dữ liệu này sẽ được truyền về Tổng cục Đường bộ để giám sát và phê duyệt cho dự sát hạch.

Khẳng định việc siết chặt công tác đào tạo, sát hạch lái xe nhằm kéo giảm TNGT, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết đang chỉ đạo kết nối trực tuyến toàn bộ dữ liệu của các trung tâm đào tạo, sát hạch về Tổng cục Đường bộ để kiểm soát mọi thời điểm. Qua đó, nếu phát hiện trung tâm nào vi phạm sẽ xử lý, thậm chí đóng cửa.

Chi phí lên đến 20-30 triệu đồng

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng việc dùng công nghệ cho việc dạy cũng như sát hạch lái xe sẽ giúp nhà nước quản lý thời gian học lý thuyết cũng như thực hành của các trung tâm, hạn chế tối đa tình trạng cắt xén chương trình.

"Mặt khác, việc bổ sung kỹ năng ứng phó với các tình huống giao thông cũng như các giải pháp xử lý cụ thể khi đối mặt với sự cố trên đường qua thiết bị mô phỏng giúp tài xế nâng cao kỹ năng xử lý tình huống trong thực tế, góp phần giảm TNGT" - ông Quyền nhận định.

Trong khi đó, ông Lê Văn Đại, Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề - Công ty CP Vận tải ôtô số 2 (quận Long Biên, TP Hà Nội), đánh giá cao quy định về việc truyền các dữ liệu trong quá trình dạy và học lái xe về Tổng cục Đường bộ.

Tuy nhiên, ông Đại cho rằng căn cứ theo quy định này, mức đầu tư trung bình cho một trường đào tạo lái xe với lưu lượng 1.000 học viên cần ít nhất khoảng 10 cabin điện tử. Một cabin có giá khoảng 400 triệu đồng, việc đầu tư hệ thống này sẽ là gánh nặng cho các trung tâm đào tạo trong bối cảnh học viên không tăng, khó tăng học phí.

Đồng quan điểm, trung tâm hướng nghiệp tổng hợp khánh hòa cho rằng việc triển khai thông tư 38 hơi gấp, gây áp lực cho các cơ sở đào tạo vì phải chuẩn bị trang thiết bị đạt chuẩn. "để có kinh phí trang bị cho các thiết bị này thì chỉ những trung tâm lớn mới đủ tiền" - đại diện trung tâm này đánh giá, đồng thời dẫn chứng ước tính tổng chi phí cho một khóa học lái ôtô hạng b2 theo quy định mới sẽ rất cao, từ 20-30 triệu đồng, trong khi chi phí học lái xe của chương trình cũ từ 7-11 triệu đồng.

Ông Trần Việt Hùng, Phó Giám đốc Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội, cho rằng việc đầu tư cabin điện tử khá lớn trong khi chưa đánh giá được hiệu quả có thể gây lãng phí chung cho xã hội và khó khăn cho người học. Vì vậy, ông Hùng đề xuất trước mắt, chỉ áp dụng thí điểm quy định này tại một vài đơn vị. Sau đó, đánh giá hiệu quả, nếu khả thi sẽ nhân rộng.

Đưa mã QR vào GPLX từ tháng 6-2020

Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết theo quy định của Thông tư 38, từ ngày 1-6-2020, GPLX sẽ được cấp theo mẫu mới. Trong đó bổ sung mã 2 chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên GPLX và liên kết với hệ thống thông tin quản lý GPLX.

Việc đưa mã QR vào bằng lái xe cấp mới từ tháng 6-2020 sẽ dễ cho việc phát hiện GPLX giả hơn. Theo đó, lực lượng CSGT tuần tra trên đường thấy bằng lái khả nghi sẽ dùng phần mềm trên điện thoại quét bằng lái để biết GPLX thật, giả rất nhanh chóng.

VĂN DUẨN - GIA MINH - KỲ NAM

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/thoi-su/hoc-lai-oto-ngay-cang-kho-gio-hoc-tang-hoc-phi-tang-20200102205711933.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Để quản lý về chất lượng, đo lường trong kinh doanh xăng dầu, mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN với nhiều quy định mới...
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, ước tính đầy đủ số đối tượng được hưởng chính sách nội trú theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
  • Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) thuộc BHXH Việt Nam cho biết, Bộ Y tế đang chủ trì cùng với Bộ Tài chính sửa nhiều nội dung Thông tư 41, trong đó sẽ sửa quy định thu BHYT đối với HSSV theo năm học.
  • Hiện mỗi tháng BHXH chi trả cho hơn 2,3 triệu người hưởng lương hưu. Mỗi thay đổi trong chính sách sẽ chi phối đến con số hàng triệu người nêu trên. Vậy, trong chính sách mới, ai sẽ nằm trong diện được rút trước BHXH hưu trí?
  • Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn yêu cầu Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố giám sát và kê khai giá cước theo quy định, đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh giảm giá cước vận tải và báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 30/9
  • Mức thu học phí tối đa (của chương trình đại trà, trình độ đại học, chính quy) năm 2015 - 2016 là 15,5 triệu đồng/sinh viên/năm, năm 2016 - 2017 là 17,5 triệu đồng/sinh viên/năm.
  • Tại TP.HCM, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Hội y học TPHCM tổ chức hội thảo “Vai trò của các hội y học trong đào tạo liên tục cho cán bộ y tế”.
  • Tại dự thảo nghị định về cải tạo chung cư cũ đang được đưa ra lấy ý kiến, Bộ Xây dựng đã đề xuất cho phép người dân được tự lựa chọn chủ đầu tư tham gia cải tạo và xây dựng nhà.
  • Dư luận đang quan tâm tới Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với 13km mà hết chậm tiến độ lại đến đội vốn gần gấp đôi, lên đến 18.000 tỷ đồng, tính ra, mỗi mét đường chi phí hết 1,5 tỷ đồng.
  • BHXH Việt Nam và Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp bàn giải pháp phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình ở cấp xã và sửa đổi một số nội dung của Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY