Khám bệnh hôm nay

Khoa khám bệnh là cơ sở ban đầu trong công tác khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân khi đến viện. Chức năng của khoa khám bệnh bao gồm: khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu (BHYT đúng tuyến, tự nguyện, khám dịch vụ theo yêu cầu); khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe các loại; khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể; lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu; điều trị ban ngày theo yêu cầu.

Hồng Kông hạn chế của khám bệnh từ xa

Phòng chờ của các phòng khám tư nhân trên khắp Hồng Kông vài tháng qua khá vắng vẻ vì người dân xem đây là địa điểm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Hơn nữa, người xuất hiện triệu chứng sốt nay được yêu cầu đến ngay bệnh viện thay vì phòng khám.

Tình hình trên thúc đẩy ngành y tế tư triển khai dịch vụ khám bệnh từ xa: bệnh nhân khám và nhận chẩn đoán thông qua điện thoại hoặc máy vi tính.

Ghi nhận xu hướng khám bệnh từ xa ngày càng phổ biến từ tháng 12.2019 - sớm hơn cả lúc dịch COVID-19 bùng phát ở đặc khu, Ủy ban Y tế Hồng Kông lập tức ban hành bộ hướng dẫn về những vấn đề liên quan đến dịch vụ này (kê đơn Thu*c, lập hồ sơ y tế, đánh giá bệnh nhân,…).

Bác sĩ Nichola Salmond làm việc tại phòng khám Optimal Family Health bắt đầu dùng ứng dụng Zoom từ giữa tháng 3, mỗi ngày khám cho vài bệnh nhân. Bà đánh giá cách thức mới đáp ứng quy định và hiệu quả cho người tái khám hoặc tình trạng sức khỏe rõ ràng, nhưng khó khăn với trường hợp cần xem xét kỹ.

Lấy ví dụ một thiếu niên nghi ngờ viêm amidan do bị sốt, bác sĩ Salmond mô tả: “Quá trình khám tổng quát rất khó thực hiện. Người mẹ không có que đè lưỡi, cũng không thể khiến cô bé mở miệng đủ to. Khám trực tiếp sẽ dễ dàng hơn”.

Chẩn đoán vấn đề cơ xương khớp, phát ban, ung thư hắc tố cũng gặp trở ngại. Theo bác sĩ Salmond: “Bên cạnh gửi hình nốt phát ban thì còn phải dựa vào cảm giác của bệnh nhân. Còn với ung thư hắc tố chúng tôi phải dùng đến kính lúp đặc biệt”.

Bệnh viện quốc tế Matilda ra mắt nền tảng RingMD từ tháng 2. Bệnh nhân quét mã QR để xem và đặt lịch hẹn, rồi kết nối với bác sĩ qua video.

Bác sĩ Hans Schrader làm việc tại bệnh viện Matilda cho biết: “Phía chúng tôi rất dễ dàng, tuy nhiên phía bệnh nhân vẫn đang mất thời gian làm quen. Người lớn tuổi cảm thấy hơi khó khăn. Nền tảng có quá nhiều nút, quá nhiều bước”.

Ông cũng nhận xét video tốt hơn điện thoại: “Khi bạn thấy hoàn cảnh lẫn ngôn ngữ cơ thể bệnh nhân, bạn mới tương tác hiệu quả và hiểu rõ vấn đề mà họ đang chịu”. Tuy vậy khám qua điện thoại lại khám được nhiều hơn qua RingMD.

Bác sĩ Namrata Arora làm việc tại một phòng khám khu Trung Hoàn cũng ghi nhận lượng bệnh nhân khám từ xa tăng mạnh. Hiện tại bà chẩn đoán qua điện thoại kết hợp hình ảnh người bệnh gửi, phòng khám chuẩn bị tung ra nền tảng kết nối video.

“Bạn không thể nghe nhịp đập tim, đo thân nhiệt hay xem mạch. Vì vậy phải mất nhiều thời gian hỏi thông tin. Chưa kể không biết bệnh nhân có sẵn nhiệt kế để tự đo thân nhiệt hay không”, bác sĩ Arora chia sẻ. Theo bà, mấu chốt của quan hệ bác sĩ - bệnh nhân là gặp mặt trực tiếp: trò chuyện và thu thập những thông tin phi ngôn ngữ.

Bác sĩ Schrader đánh giá mọi người sẽ quay lại khám bệnh trực tiếp sau khi COVID-19 qua đi, nhưng khám bệnh từ xa vẫn phổ biến cho công tác chẩn đoán trước hoặc sau phẫu thuật.

Bác sĩ Salmond hy vọng công nghệ tương lai sẽ cải thiện chất lượng khám bệnh từ xa, bệnh nhân có thể tự kiểm tra huyết áp hay đường huyết rồi gửi kết quả cho bác sĩ gia đình.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/quoc-te-c-185/hong-kong-han-che-cua-kham-benh-tu-xa-137596.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Ngày 21/3/2015 Đoàn TNCSHCM cơ quan Bộ Y tế cùng đội ngũ y bác sĩ trẻ đã về khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp Thu*c miễn phí và tặng quà cho bà con tại xã Nậm Sài, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
  • Sau khi đọc một số bài đăng trên báo Sức khỏeĐời sống như: “Dược sĩ úm ba la thành bác sĩ”, hay “Cẩn trọng với “Thuốc tây” bán ở... chợ”
  • Dưới đây là hướng dẫn khám bệnh đối với nhóm phụ nữ trên 70 của các chuyên gia ở bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ).
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Kính gửi Mangyte, Qua phương tiện thông tin và nhiều bạn bè tôi được biết BV Hòa Hảo thật hoàn hảo khi khám và chữa bệnh.
  • Tôi ở Ninh Thuận, hè này đưa các cháu đi Sài Gòn chơi, nhân tiện muốn đến BV Chợ Rẫy khám bệnh đau vai gáy. Xem trên Mangyte thì thấy triệu chứng của tôi giống bệnh đó lắm. Nghe nói BV Chợ Rẫy có dịch vụ hẹn giờ qua điện thoại để đỡ phải chen chúc, nhờ Mangyte hướng dẫn tôi với! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Hiếu Minh - Ninh Thuận)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY