Dinh dưỡng hôm nay

Hướng dẫn cách làm cơm âm phủ, món ăn đặc sắc nhất ở Huế

Nhắc đến Huế mộng mơ người ta không thể nào quên được cảnh đẹp tuyệt vời, những món ăn ngon nơi đây. Một trong số đó là món cơm âm phủ Huế cực kỳ đặc sắc.

Ai đã từng đến với thành phố Huế mộng mơ ắt đều bị thu hút bởi văn hóa ẩm thực nơi đây. Đặc biệt là món cơm âm phủ Huế chắc chắn phải nếm thử một lần.

1. Sự tích cơm âm phủ Huế

Theo tương truyền, xưa kia Đức vua thường cải trang thành thường dân để đi vi hành, trời chập choạng tối có xin tá túc tại nhà của một bà lão sống một mình. Vì nhà nghèo nên bà chỉ thiết đãi nhà vua được món cơm trắng trộn rau, củ, một ít thịt mỡ thừa... nhưng Đức vua đã ăn vô cùng ngon miệng.

Sau khi về kinh thành, ngay lập tức Đức vua đã sai đầu bếp chế biến lại món cơm thập cẩm đó và đặt tên là cơm âm phủ (vì ăn vào trời tối khuya).

Tuy nhiên, theo một giả thuyết khác thì cơm âm phủ được xuất phát từ cuối thế kỷ XIX, người lao động nghèo sau khi làm việc xong cũng đã vào nửa đêm thì đến mua cơm ở một quán nhỏ ven đường: gồm cơm, rau trộn, ít mỡ thịt, ít trứng... đã tạo nên một món ăn thập cẩm vô cùng ngon miệng.

Ngày nay, cơm âm phủ được chế biến đặc sắc hơn, vẫn chủ yếu là cơm cộng thêm các nguyên liệu rau, củ, thịt, giò phong phú hơn rất nhiều.

2. Hướng dẫn thực hiện món cơm âm phủ Huế ngon

Chuẩn bị

- 1 chén cơm trắng (gạo ngon, dẻo).

- 1 khoanh giò lợn cắt hình tam giác hoặc thái dài mỏng.

- 1 ít thịt nạc hoặc thịt ba chỉ thái mỏng hoặc thịt nướng nhỏ đều được.

- Củ quả (cà rốt, dưa chuột, cà chua...) thái mỏng hoặc cắt hạt lựu đều được (lưu ý không giới hạn củ quả, càng nhiều màu sắc càng phong phú và đẹp mắt).

- Rau luộc (rau gì cũng được).

- 1 cái đĩa hình tròn to.

Trang trí

- Đổ chén cơm ở giữa đĩa (lưu ý nén cơm vào bát rồi mới đổ).

- Sau đó xếp lần lượt phần thịt, giò, rau, củ lần lượt xung quanh phần cơm.

- Rưới thêm một chút nước thịt hoặc rau mùi lên trên phần cơm cho đẹp mắt.

Như vậy, món cơm âm phủ Huế đã được hoàn thành. Về cơ bản món cơm này không tốn quá nhiều công sức để chuẩn bị, đơn giản là món cơm thập cẩm. Tuy nhiên, bí quyết để làm nên độ ngon và đặc sắc cho món cơm âm phủ ở thành phố Huế, chính là phần cơm phải được nấu từ gạo dẻo.

Hi vọng, với hướng dẫn trên đây, chị em hoàn toàn thực hiện được món cơm âm phủ Huế ngon mắt và đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình.

Khánh Linh (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/nau-gi-hom-nay-17/huong-dan-cach-lam-com-am-phu-mon-an-dac-sac-nhat-o-hue-350149)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY