Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang nhanh khỏi

Để bệnh mau chóng được chữa khỏi, bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa trị thì cần phải xây dựng được một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang phù hợp

bệnh nhân bị viêm bàng quang nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng. do đó, để bệnh mau chóng được chữa khỏi, bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa trị thì cần phải xây dựng được một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang phù hợp. cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn ở bên trong bàng quang gây ra. đây được xem là bệnh phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. nó chiếm khoảng 50% số người mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu. nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh không những không được chữa lành mà nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng. do đó, xây dựng được một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang phù hợp không những giúp bệnh mau hồi phục mà còn giúp tránh được nguy cơ mắc phải các biến chứng. vậy cần phải chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm trùng bàng quang như thế nào?

1. Dùng Thu*c theo đúng sự chỉ định của bác sĩ

Đa số các trường hợp bị viêm bàng quang đều do vi khuẩn gây ra, trong đó vi khuẩn e.coli được xem là phổ biến nhất. ngoài ra, các loại vi khuẩn như chlamydia, klebsiella pneumoniae, mycoplasma, enterococcus faecalis, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh… cũng có thể gây viêm bàng quang. bệnh do vi khuẩn gây nên, do đó sử dụng kháng sinh là biện pháp điều trị đầu tiên thường được các bác sĩ chỉ định. các loại Thu*c thường được dùng trong trường hợp này bao gồm amoxicillin, nitrofurantoin, trimethoprim, ciprofloxacin, sulfamethoxazole… tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và cơ địa của mỗi người mà những loại Thu*c này cũng được chỉ định khác nhau. thêm nữa, các loại Thu*c tây đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng. vì thế, hãy uống Thu*c đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho bản thân.

2. Tránh xa các tác nhân gây bệnh

Với những trường hợp bị bệnh không phải do vi khuẩn, bệnh nhân cần xác định được chính xác nguyên nhân mắc bệnh. sau đó tìm cách loại bỏ dần các yếu tố gây viêm bàng quang cho bản thân mình.

Nếu bị bệnh do hóa chất, hãy tránh xa các loại hóa chất gây viêm bàng quang. nó sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh và đồng thời ngăn ngừa được bệnh tái phát. đối với trường hợp nhiễm trùng bàng quang do Thu*c hoặc xạ trị, phải dùng các loại Thu*c phù hợp để cải thiện triệu chứng. còn với những người mắc bệnh viêm bàng quang do biến chứng của những bệnh khác, hãy áp dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng, điều trị dứt điểm bệnh đang mắc phải…

3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Có được một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bệnh mau được chữa lành. ngoài ra, còn làm tăng sức đề kháng, giúp tránh được nguy cơ mắc các bệnh khác. vậy khi bị viêm bàng quang nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, khi bị viêm bàng quang bệnh nhân nên bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây tươi, các thực phẩm giàu chất xơ. cụ thể là những loại trái cây như dưa lê, nho, dưa hấu… có tác dụng lợi tiểu. những loại thực phẩm như ngô, hành củ, ốc, đậu xanh… có khả năng hạn chế bớt các biểu hiện tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu nhiều lần trong ngày. bên cạnh đó, nên cho thêm các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm như gừng, tỏi vào các món ăn và dùng thường xuyên. nó sẽ ức chế bớt sự phát triển của vi khuẩn, giúp bệnh mau được chữa lành hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. đây là một biện pháp quan trọng cần thực hiện để giúp cho quá trình tiểu tiện diễn ra thuận lợi. đồng thời, hệ bài tiết hoạt động tốt cũng sẽ giúp đẩy các loại vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể. ngoài nước lọc, uống thêm các loại nước ép rau củ, sinh tố cũng là việc nên làm. vì chúng sẽ cung cấp thêm cho cơ thể các vitamin cần thiết. đặc biệt, sử dụng các loại nước ép dâu tằm hoặc dâu tây được cho là mang đến tác dụng rất tốt đối với người bị nhiễm trùng bàng quang. bởi các nghiên cứu cho thấy các thành phần trong 2 loại quả này có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong bàng quang.

Bên cạnh các loại thực phẩm nên dùng, người bệnh cũng cần chú ý tránh ăn một số thực phẩm như: Đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, rượu bia… Vì chúng có thể khiến bệnh nặng thêm, cản trở quá trình điều trị.

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho hợp lý cũng là một trong những bước không thể thiếu khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang. để các triệu chứng bệnh mau được khắc phục, người bệnh cần chú ý áp dụng các biện pháp như sau:

    Phải đi tiểu khi có cảm giác mắc tiểu, không nên nhịn. Bởi nhịn tiểu không những làm ảnh hưởng không tốt đến bàng quang mà còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, gây hại.

Trên đây là những điều nên làm khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang. thực hiện theo các biện pháp mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp tình trạng nhiễm trùng bàng quang nhanh chóng được khắc phục. đồng thời, nó cũng sẽ làm giảm đi nguy cơ bệnh tái phát cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ke-hoach-cham-soc-benh-nhan-viem-bang-quang)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY