Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Khi ăn ngô đừng vội vứt bỏ thần dược này, Đông y ví nó là Thuốc quý dù là ai, mắc bệnh gì dùng cũng tốt

Theo chuyên gia, râu ngô thực sự đáng được giữ lại và sử dụng như một món ăn Thuốc chữa bệnh, nhất là vào tình hình thời tiết hiện nay.

Bạn có thường Râu ngô là những sợi dài, mượt, mỏng mọc bên dưới lớp vỏ. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, râu ngô chứa protein, carbohydrate, canxi, kali, magiê, natri, muối, dầu dễ bay hơi, alkaloids, tannin, saponin, flavonoid, stigmasterol và sitosterol. Chúng được sử dụng ở cả dạng tươi lẫn dạng khô. Đặc biệt rất được ưa chuộng trong y học cổ truyền. Thổ dân Mỹ cũng dùng râu ngô để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, râu ngô vị ngọt, tính bình; vào can thận, có tác dụng lợi thuỷ tiết nhiệt, bình can lợi đởm. Râu ngô được dùng làm Thuốc thông mật điều trị vàng da phù nề; viêm gan, viêm túi mật, sỏi túi mật; làm Thuốc lợi tiểu trị bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận, tăng huyết áp. Điều đáng nói là mọi đối tượng đều có thể sử dụng râu ngô như uống nước râu ngô mà không cần phải lo lắng tác dụng phụ đi kèm bởi lẽ chúng rất lành tính.

Cách pha trà râu ngô đơn giản, chăm sóc sức khỏe cực tốt

Đun sôi nước trong ấm.

Cho một nắm râu ngô tươi vào nước đun sôi.

Đun sôi thêm trong vòng vài phút, khi nước chuyển sang màu nâu thì tắt bếp.

Cho thêm một chút nước chanh để tăng thêm hương vị thơm ngon cho đồ uống.

Uống nước râu ngô đều đặn, bạn sẽ đạt được vô số lợi ích sức khỏe

Giảm viêm: Viêm mãn tính có liên quan đến các bệnh khác nhau, bao gồm bệnh tim và tiểu đường. Trong khi đó, râu ngô được chứng minh là làm giảm viêm bằng cách ngừng hoạt động của các hợp chất chống viêm. Nó cũng chứa magiê, một khoáng chất thiết yếu điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể.

Giảm lượng đường trong máu: Râu ngô có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu của Mỹ trên động vật cho thấy râu ngô làm giảm đáng kể lượng đường trong máu nên rất thích hợp dùng cho người bị tiểu đường.

Chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa trong râu ngô có thể ngăn chặn tổn thương gốc tự do stress oxy hóa. Stress oxy hóa có thể gây ra một số bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Sự hiện diện của flavonoid trong râu ngô được chứng minh là làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C), triglyceride và tổng mức cholesterol. Trong khi cholesterol cao đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Giảm trầm cảm: Râu ngô hoạt động như một chất chống trầm cảm. Một nghiên cứu đăng trên Lancet cho thấy râu ngô có công dụng chống trầm cảm đối với chuột bị tiểu đường do streptozotocin gây ra.

Giảm mệt mỏi: Mệt mỏi khiến bạn cảm thấy mất động lực, không có năng lượng để làm việc. Flavonoid trong râu ngô hoạt động như một chất chống mệt mỏi. Do đó khi cảm thấy mất sức, bạn có thể uống nước râu ngô để vực dậy tinh thần mà không cần phải tốn nhiều tiền.

Hỗ trợ giảm cân: Râu ngô có thể giúp giảm cân vì ít calo. Uống trà râu ngô sẽ làm tăng cảm giác no, cải thiện sự trao đổi chất của bạn và tạo điều kiện cho việc loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu, thận, bàng quang hoặc niệu đạo. Râu ngô được nấu thành trà uống trong cả ngày giúp điều trị chứng bệnh này cực tốt.

Lưu ý: Mặc dù râu ngô không gây ra tác dụng phụ nhưng nếu bạn bị dị ứng với ngô hay đang dùng các loại Thuốc như Thuốc lợi tiểu, Thuốc trị tiểu đường, Thuốc huyết áp, Thuốc chống viêm và làm loãng máu thì không nên dùng râu ngô.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khi-an-ngo-dung-voi-vut-bo-than-duoc-nay-dong-y-vi-no-la-thuoc-quy-du-la-ai-mac-benh-gi-dung-cung-tot-20200226160417422.chn)

Tin cùng nội dung

  • Ở chỗ làm em rất ít đi vệ sinh, khi về nhà đi tiểu chỉ được một ít. Mỗi lần như vậy thì đau buốt.
  • Sau khi dùng Thu*c điều trị viêm tai giữa tôi có triệu chứng tiểu liên tục, cách đây một hôm thì đi tiểu ra máu. Vậy tôi bị bệnh gì?
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY