Tâm sự hôm nay

Khi các thầy lang đi học

Những thầy Thu*c y học cổ truyền - thầy lang này đều có ước mơ nâng cao tay nghề, có thêm những kiến thức cơ bản để khám chữa bệnh tốt hơn. Họ có người còn trẻ, có người tuổi đã “thất thập cổ lai hy”.

Lớp học bồi dưỡng kiến thức Đông y cơ bản vừa được khai giảng vào ngày thứ bảy 19/9, tại huyện Mang Thít, Vĩnh Long, do Hội Đông y huyện Mang Thít đăng cai tổ chức, dưới sự hỗ trợ Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Mang Thít và Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long.

thuộc Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long… Có 67 học viên tham gia. Do đây là lớp học kiến thức cơ bản nên chương trình học được chắt lọc, nhưng khá đầy đủ với 16 chuyên đề: Các thuật ngữ trong Đông y; Học thuyết âm dương - ngũ hành; Đại cương về cơ thể; 80 cây Thu*c thông dụng; Nguyên nhân gây bệnh, học thuyết tạng phủ, khí huyết, tân dịch; Kỹ thuật xoa bóp - bấm huyệt…

BS. Nguyễn Phú Lâm, Chủ tịch Hội Đông y huyện Mang Thít, cho biết: “Học viên của lớp học chủ yếu là những người đã hành nghề Thu*c theo lối gia truyền, có người giàu kinh nghiệm khám - chữa bệnh. Tuy nhiên, đa số học viên chưa có kiến thức cơ bản để phát huy nghề nghiệp. Lớp học này nhằm mục đích giúp các học viên nắm được những lý luận cơ bản, đồng thời có một số kiến thức khá chuyên sâu, nhằm khám - chữa bệnh tốt hơn”.

Bản thân BS. Nguyễn Phú Lâm cũng tham gia giảng dạy chuyên đề: “Bệnh học và điều trị bệnh vô sinh, hiếm muộn”. Ông giải thích về chuyên đề: “Đây là chuyên đề khá chuyên sâu, nhưng trên thực tế chữa vô sinh, hiếm muộn đã có từ hàng trăm năm nay, nhiều đã biết đã chữa bệnh nhưng chỉ với kinh nghiệm nên hiệu quả chưa thật cao. Qua chuyên đề, với kinh nghiệm lâm sàng nhiều năm của tôi, tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho các học viên về lĩnh vực này, giúp họ nhìn nhận vấn đề dưới ánh sáng học thuật của Đông y cũng như Tây y. Điều đó giúp người học y học cổ truyền củng cố niềm tin về lĩnh vực mà mình đang theo học, rằng Đông y nếu biết phát huy cũng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh”.

Có kiến thức cơ bản cũng là mong mỏi của đa số học viên. Ông Trương Hữu Nghĩa, 74 tuổi, ở thị trấn Cái Nhum, Mang Thít, nở nụ cười… móm mém cho biết lý do tại sao mình già rồi mà vẫn đi học: “Tui hành nghề đã được 8 năm, chủ yếu làm theo kinh nghiệm. nay có lớp dạy kiến thức Đông y cơ bản tui mừng quá, xin học. Già rồi, nhưng ngày nào còn làm nghề Y thì ngày đó còn phải học”. Ông tiết lộ thêm rằng ông không có tiền đóng học phí dù huyện đã cho một nửa nên được miễn phí luôn.

Ông Nguyễn Văn Răng, 60 tuổi, ở huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long, cho biết: “Tui vô chùa theo học nghề Thu*c và làm Thu*c từ nhỏ. Tui có nhiều kinh nghiệm nhưng lý luận vẫn mù mờ. Có lớp học này tui mừng quá, đăng ký học. Đi học mới biết có người còn già hơn cả mình”. Ông còn khoe, ông có con gái đang học bác sĩ khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TP.HCM: “Mai này ra trường, con gái sẽ chỉ thêm cho tui nhiều kiến thức nữa”.

Nhiều học viên cũng có câu trả lời tương tự khi được hỏi lý do tham gia lớp học: muốn có kiến thức cơ bản, muốn gắn bó lâu dài với Đông y. Nhiều học viên trẻ sẽ tìm dịp để học lên nữa: Đông y sĩ, thậm chí bác sĩ.

Trong 4 năm qua, đội ngũ thầy Thu*c y học cổ truyền thuộc Hội Đông y huyện Mang Thít đã khám cho 219.000 lượt bệnh nhân; hốt 280.000 thang Thu*c Nam và Thu*c Bắc; châm cứu và điều trị bằng các phương pháp không dùng Thu*c khác: 320.000 ca.

Điều đáng lưu ý là, hầu hết những ca điều trị trên được điều trị… miễn phí, gồm: miễn phí Thu*c Nam 265.000 thang; châm cứu và các phương pháp không dùng Thu*c khác: 210.000 ca. Nếu tính mỗi thang Thu*c Nam là 5.000 đồng; mỗi ca châm cứu và điều trị không dùng Thu*c: 10.000 đồng, tổng số tiền miễn phí lên đến 3.425.000.000 đồng. Đây là con số khá lớn ở một vùng quê còn nghèo.

Việc Mang Thít phát triển, phát huy đội ngũ thầy Thu*c y học cổ truyền thể hiện được phương châm “Thầy tại chỗ, Thu*c tại chỗ, chăm sóc bệnh tại nhà” của một thầy Thu*c ưu tú quê Vĩnh Long: GS.TS. Bùi Chí Hiếu (đã mất) - nguyênViện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM, Chủ nhiệm Bộ môn Y học Dân tộc - Đại học Y Dược TP.HCM, Hiệu trưởng Trường Trung học Y Dược học Dân tộc TP.HCM.

Đông y huyện Mang Thít phát triển được là nhờ có sự hỗ trợ của lãnh đạo huyện. Trong cuộc trò chuyện bên lề lớp học, ông Nguyễn Thành Tâm - Phó bí thư thường trực Huyện ủy cho hay: huyện Mang Thít đã cố gắng tìm cách tổ chức lớp học nói trên (và cả hỗ trợ kinh phí - PV). Lãnh đạo huyện rất có ý thức phát triển Đông y bên cạnh Tây y để chăm sóc sức khỏe của người dân tốt hơn, toàn diện hơn: “Tây y có cái hay của Tây y, Đông y có mặt mạnh của Đông y; hai trường phái không hề mâu thuẫn với nhau mà bổ trợ cho nhau rất tốt”.

Ông Tâm cũng cho hay một điều vui vui: “Tôi là độc giả trung thành của Sức khỏe & Đời sống cuối tuần. Tuần nào tôi cũng đọc báo này, chí ít cũng để giúp ích cho sức khỏe bản thân, dù ở nhà tôi đã có vợ là bác sĩ”. Đến với lớp học nói trên, ông động viên các học viên cố gắng học tập, theo tiêu chí học tập suốt đời để giúp đỡ người bệnh một cách tốt nhất.

Theo các thầy Thu*c Y học cổ truyền ở huyện Mang Thít, nhờ các lãnh đạo huyện quan tâm, giúp đỡ nên đội ngũ thầy Thu*c hành nghề ở đây rất yên tâm để làm việc, phát huy khả năng của mình, góp phần giúp đỡ những người dân, đặc biệt là bà con lao động nghèo, giữ gìn sức khỏe.

Chính những - học viên nói trên cảm nhận được điều đó rất rõ: “Tôi cảm thấy mình có giá trị dù bản thân chỉ là thầy Thu*c gia truyền và cảm thấy mình còn có cơ hội phát triển hơn nữa, cống hiến hơn nữa”, một học viên tâm sự như vậy.

Như vậy đấy, ở mỗi địa phương, sự phát triển của bất cứ lĩnh vực gì, trong đó có y tế nói chung, Đông y nói riêng, cần có sự hỗ trợ sát sao của các cấp lãnh đạo. Đông y huyện Mang Thít may mắn có điều đó.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khi-cac-thay-lang-di-hoc-20321.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Xin kính chào Mangyte, Em muốn đến khám bệnh tại BV Đại học Y dược nhưng nghe nói bệnh viện lớn lắm, em ở quê lên lại không quen biết, cũng không giỏi ăn nói nên không biết đến phải hỏi han thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn quy trình khám bệnh của BV Đại học Y dược giúp em, để việc đi lại của em được dễ dàng hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Mangyte nhiều. (Tăng Thị Minh - Tiền Giang)
  • Kính chào quý báo, Em có nghe thông tin BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức phẫu thuật miễn phí cho người bị dị tật khe hở môi - hàm ếch. Em muốn tìm hiểu thông tin để đưa cháu nhà em đi chữa trị, kính xin quý báo giúp đỡ giùm em. Em xin trân trọng cảm ơn. (Mỹ Dung - mudung…@gmail.com)
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY