Gan hôm nay

Không có văcxin ngừa bệnh, viêm gan C bùng phát

5% dân số Việt Nam, tương đương gần 4,5 triệu người đang bị bệnh viêm gan siêu vi C, tăng 3% so với 8 năm trước. Dự báo năm 2011, khoảng 500.000 bệnh nhân viêm gan C bị biến chứng sang xơ gan và ung thư gan.

Xét nghiệm máu là một trong những cách đơn giản có thể phát hiện viêm gan C.

Thông tin được các chuyên gia cảnh báo tại hội thảo khoa học về bệnh viêm gan siêu vi C vừa tổ chức tại TP HCM. Giáo sư Phạm Hoàng Phiệt - Chủ tịch Hội Gan Mật TP HCM cho biết, nếu năm 2004 tần suất nhiễm bệnh ở Việt Nam là 2% ở những người trên 20 tuổi, thì nay đã tương đương 5%.

Các thống kê chuyên khoa cho thấy, trong vòng 10 năm qua, số lượng bệnh nhân bị xơ gan do viêm gan C tăng hơn 4 lần. Dự báo đến năm 2011 có khoảng 500.000 bệnh nhân mạn tính không đáp ứng với điều trị của Thu*c gây nên biến chứng xơ gan và ung thư gan.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ngày càng tăng, theo giáo sư Phiệt ngoài việc chưa có văcxin tiêm phòng, một phần còn do người bệnh chưa nhận biết tác hại về bệnh nên chưa có ý thức khám chủ động, một số bệnh nhân không theo điều trị đến hết phác đồ.

Theo các số liệu thống kê, hiện nay trên toàn thế giới ước tính có 200 triệu người nhiễm siêu vi viêm gan C (3% dân số), mỗi năm có 3-4 triệu ca nhiễm mới. Khoảng 50-90% trường hợp khởi bệnh cấp tính không có triệu chứng và 50-90% trường hợp đó sẽ chuyển sang viêm gan siêu vi C mạn tính.

Tùy thuộc các yếu tố nguy cơ đi kèm, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mạn tính chuyển sang xơ gan dao động từ 10 đến 40%, chuyển sang ung thư là 1-5% mỗi năm. Số Tu vong hằng năm do xơ gan sau viêm gan siêu vi mạn khoảng 4%.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM thường xuyên tiếp nhận điều trị các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B và C, các bệnh nhân xơ gan sau viêm gan. Hầu hết bệnh nhân đều nhập viện muộn và không có kiến thức về việc phòng bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, giám đốc bệnh viện cho biết, hằng tháng trung bình khoảng 2.400 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính, 90 trường hợp nhập viện vì bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn xơ gan nặng. Trong số đó, phần lớn bệnh nhân mắc bệnh nặng mới hay mình bị viêm gan.

Theo ông Châu, đây là lý do khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Nhiều người thậm chí phải phá sản vì bệnh mà vẫn không giữ được tính mạng. Bệnh lây chủ yếu qua đường máu. Do đó việc phát hiện sớm để điều trị viêm gan siêu vi C là cần thiết để đẩy lùi căn bệnh, phòng ngừa diễn tiến xơ gan, ung thư gan.

Siêu vi viêm gan C là loại virus có khuynh hướng xâm nhập tế bào gan, gây ra bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan siêu vi C mới được phát hiện từ năm 1989, xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong những năm gần đây.

Siêu vi viêm gan C lưu hành trong máu, do đó bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Những đường lây nhiễm siêu vi C chủ yếu là người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C. Mặc dù các biện pháp lựa chọn người cho máu đang được áp dụng, siêu vi C vẫn có thể lọt lưới và được truyền sang người nhận. Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; quan hệ T*nh d*c; mẹ truyền sang con; là những con đường lây nhiễm viêm gan C.

Các nguyên nhân khác như xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi C. Ngoài ra, có đến 30-40% trường hợp không rõ đường lây nhiễm.

Chuyên đề "Viêm gan siêu vi C - chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa" sẽ được tổ chức lúc 9h tại hội trường Bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM ngày 26/11. Người tham dự sẽ được cung cấp những thông tin về căn bệnh này để có thể chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu chẳng may mắc phải.

Thiên Chương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/khong-co-vacxin-ngua-benh-viem-gan-c-bung-phat-2277545.html)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới.
  • Người bị bệnh viêm gan dùng các Thuốc chữa bệnh khác rất khó, nếu tự ý dùng sẽ bị sai sót, dẫn đến tai biến.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Viêm gan được gây ra bởi nhiều nguyên nhân mà phổ biến nhất là một trong 5 loại virus (A, B, C, D hoặc E). Tất cả những loại virus này gây nên phản ứng viêm ở gan và cản trở chức năng S*nh l* của gan. Bài viết này cung cấp kiến thức cơ bản về viêm gan A và cách phòng tránh.
  • Viêm gan B là tình trạng viêm gan rất nghiêm trọng, thường lây lan qua sự tiếp xúc với máu và/hoặc dịch cơ thể của người đã nhiễm bệnh. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY