Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Không phải thịt gà hay thịt lợn, đây mới là 5 loại thịt tốt nhất cho sức khỏe

Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra bảng xếp hạng 5 loại thịt cực tốt cho sức khỏe. Người trung niên và cao tuổi cũng được khuyên dùng.

Thịt chim bồ câu

Đứng đầu bảng xếp hạng là thịt chim bồ câu, loại thịt được đánh giá là rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. bên cạnh đó, thịt chim bồ câu cũng rất thơm ngon. giá trị dinh dưỡng của nó cũng không hề thua kém thịt lợn, thậm chí còn ít mỡ và lành hơn rất nhiều.

Thịt chim bồ câu có hàm lượng protein là 24,47%, vượt xa thịt bò và một số loại thịt gia cầm khác. hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu là 0,3% (ít hơn rất nhiều so với các loại thịt khác). đồng thời thịt chim bồ câu cũng chứa lượng lớn các loại vitamin a, b1, b2, vitamin e cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Cổ nhân có câu “nhất cáp thắng cửu kê” (một con chim bồ câu tốt hơn chín con gà) để ca ngợi công dụng tuyệt vời của loại thịt này.

Loại thịt này thích hợp với người trung niên, người cao tuổi, đặc biệt là người có thể lực kém. thường xuyên ăn thịt chim bồ câu có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ và khả năng miễn dịch.

Ảnh minh họa.

Thịt bò

Đứng thứ 2 trong danh sách là thịt bò. loại thịt này vẫn được ví là “vua của các loại thịt”. thịt bò là thịt đỏ, chứa hàm lượng sắt cao hơn thịt gà hoặc cá. hàm lượng protein trong thịt bò lên tới hơn 20%, là loại thực phẩm giàu đạm điển hình.

Thành phần axit amin của protein trong thịt bò được cơ thể hấp thụ sẽ cao hơn so với các loại thịt khác. thịt bò chứa hàm lượng lớn protein nên được những người tập luyện tin dùng vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cơ và duy trì cơ bắp. bên cạnh đó, thịt bò chứa nhiều sắt và các loại vitamin, khoáng chất khác nên tốt cho người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch yếu.

Thịt cừu

Thịt cừu khá mềm, hàm lượng mỡ thấp hơn thịt lợn lại có giá trị dinh dưỡng phong phú nên thường được khuyên dùng cho người trung niên và cao tuổi để nâng cao thể lực.

Thịt cừu mềm hơn thịt bò và dễ tiêu hóa hơn. khi dùng thịt cừu chúng ta không dễ bị tăng cân. trong thịt cừu chứa chất béo không bão hòa, được cho là có tác dụng hữu ích với sức khỏe.

So với thịt bò, thịt bê, thịt cừu có chứa hàm lượng axit linoleic liên hợp cao nhất. axit linoleic giúp giảm khối lượng chất béo có tác động xấu đến sự chuyển hóa trong cơ thể. từ đó tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả.

Tôm

Thịt tôm là loại thịt được khuyến cáo có lợi cho sức khỏe của con người. tôm chứa nhiều cholesterol và một số chất dinh dưỡng quan trọng có thể tăng cường sức khỏe như: axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa astaxathin.

Vì hàm lượng cholesterol trong thịt tôm rất cao (100g tôm chứa 189mg cholesterol) nên nhiều người cho rằng sử dụng tôm thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. thế nhưng điều này hoàn toàn không đúng.

Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ăn tôm làm tăng mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) nhưng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) cũng tăng theo. Các nhà khoa học tin rằng tôm hỗ trợ sức khỏe tim mạch hơn là làm cho bệnh nặng hơn. Nói cách khác, tôm là thực phẩm lành mạnh và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cá cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là omega-3 – một loại axit béo có lợi cho cơ thể. các chuyên gia khuyên dùng cá cho người trung niên và người cao tuổi vì nó giúp làm giảm lượng cholesterol có trong máu. thịt cá chứa omega-3 hỗ trợ tối ưu hoạt động của não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Bên cạnh đó, omega-3 còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan đến lượng cholesterol cao trong máu.

Theo Xe và Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://xevathethao.vn/uncategorized/khong-phai-thit-ga-hay-thit-lon-day-moi-la-5-loai-thit-tot-nhat-cho-suc-khoe.html

Theo Xe và Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/khong-phai-thit-ga-hay-thit-lon-day-moi-la-5-loai-thit-tot-nhat-cho-suc-khoe/20230330061859183)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY