Nhi Huyết học - Truyền máu hôm nay

Các chức năng trọng tâm của khoa Nhi huyết học - Truyền máu bao gồm tiếp nhận khám, theo dõi, phát hiện sớm và điều trị các bệnh về máu ở trẻ. Ngoài ra, khoa còn đảm nhận các công tác xét nghiệm thường qui phục vụ bệnh nhi nội trú và bệnh nhi ngoại trú có bảo hiểm, miễn phí. Các bệnh lý nhi khoa về huyết học phổ biến như: thiếu máu, tan máu bẩm sinh (Thalassemia), rối loạn đông máu di truyền, hồng cầu nhỏ hình cầu di truyền, tan máu tự miễn, các bệnh lý đông cầm máu, bệnh máu ác tính,…

Kiểm tra công tác khám, chữa bệnh và phòng chống COVID-19 tại Viện Huyết học - Truyền máu TW

Chiều 16/4, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ThS Nguyễn Trọng Khoa- Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh -Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 tại Viện Huyết học Truyền máu TW đã làm việc với Viện về công tác khám, chữa bệnh và phòng chống dịch COVID-19.

Tham gia với đoàn còn có đại diện Vụ BHYT, Cục Y tế dự phòng, Cục quản lý Môi trường Y tế. Đoàn công tác đã đi kiểm tra khu vực khám sàng lọc, phân luồng người bệnh và khu vực sàng lọc người hiến máu tình nguyện. Đoàn cũng đến thăm và động viên khu cách ly 45 cán bộ y tế F1 của bệnh viện. Ngày mai -17/4, các cán bộ y tế này sẽ làm xét nghiệm lần 2 trước khi hết thời hạn cách ly.

Làm việc với Tổ công tác, đại diện bệnh viện đã báo cáo trường hợp bệnh nhân Bệnh nhân 237 người Thụy Điển có tiền sử bệnh Leukemia kinh dòng hạt đã điều trị khoảng 3-4 năm bằng Thu*c nilotinib. 4 tháng nay bệnh nhân dừng điều trị do đi du lịch nước ngoài.


ThS Nguyễn Trọng Khoa (người đội mũ) kểm tra công tác điều trị cho người bệnh tại Viện Huyết học- Truyền máu TW

Viện tiếp nhận bệnh nhân khám vào 8h20 sáng ngày 1/4/2020 và bố trí người bệnh tại phòng cách ly riêng. Sau khi khai thác tiền sử về dịch tễ của bệnh nhân, Viện đã chủ động liên hệ Viện vệ sinh dịch tễ TW đến lấy mẫu xét nghiệm loại trừ COVID-19 vào ngày 2/4/2020.

Bệnh nhân có kết quả dương tính và được chuyển sang Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW điều trị, đồng thời tổ chức cách ly ngay các trường hợp F1 và một nửa khoa H8 nơi có bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Viện đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh; thực hiện việc nghỉ làm luân phiên đối với cán bộ nhân viên y tế của các khoa/phòng; Hạn chế việc giao ban khoa/ phòng và các khoa lên giao ban viện; Yêu cầu mỗi bệnh nhân chỉ được tối đa 1 người nhà chăm sóc và hạn chế tối đa người nhà đến thăm.


TS Bạch Quốc Khánh- Viện trưởng Viện Huyết học- Truyền máu TW chia sẻ về hoạt động của Viện với đoàn kiểm tra

Xem xét tình trạng bệnh nhân điều trị nội trú để cho xuất viện được tối đa (trước ngày 1/4/2020 có > 1000 bệnh nhân/ngày, sau ngày 1/4/2020 hiện chỉ còn 600-700 bệnh nhân/ngày); Thực hiện khám kê đơn ngoại trú tối đa 2 tháng/lần; Có công văn thông báo cho các bệnh viện, sở y tế về việc tiếp nhận bệnh nhân tại Viện đồng thời giãn thời gian hẹn người bệnh vào điều nội trú

Viện Huyết học- Truyền máu TW cũng kiến nghị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có ý kiến chỉ đạo các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho người bệnh đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến TW; Có nguồn kinh phí hỗ trợ cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

Viện Huyết học- Truyền máu TW cũng đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn giải quyết các vướng mắc về chế độ BHYT cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại đây; Có hướng dẫn cho các bệnh viện tiếp nhận người bệnh trong giai đoạn giãn cách xã hội. Đồng thời đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạo điều kiện cho người bệnh đến khám chữa bệnh BHYT khi quá thời gian hẹn tái khám. Hướng dẫn bảo hiểm các tỉnh, thành phố thanh toán chi phí khám chữa bệnh kịp thời cho các cơ sở y tế.


Bệnh nhân truyền tiểu cầu tại Viện Huyết học- Truyền máu TW

Tại buổi làm việc, ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh hoan nghênh Viện Huyết học – Truyền máu TW đã phát hiện và xử lý kịp thời kịp thời trường hợp BN 237; Bệnh viện cũng đã bố trí được chỗ cách ly và chăm lo cho cán bộ y tế; Viện cũng đã triển khai quy trình phân luồng sàng lọc cho người bệnh và người hiến máu…đồng thời đề nghị, Viện Huyết học- Truyền máu TW có báo cáo chi tiết về những trường hợp người bệnh nặng đang điều trị Thu*c đích đến được Viện theo đúng hẹn để đảm bảo liệu trình và đúng hẹn, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh mà do cách ly xã hội không có phương tiện giao thông và không đến được Viện.

Bên cạnh đó, ThS Khoa cũng đề nghị Viện tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 06 của Bộ Y tế; Khu khám bệnh đảm bảo giãn cách người bệnh chờ khám; quản lý người chăm bệnh nhân….Khu vực nhà ăn đảm bảo an toàn thực phẩm, không tập trung đông người; Trang phục phòng hộ cho cán bộ y tế phải đảm bảo đủ cơ số, được sử dụng đúng mục đích và đúng vị trí, khu vực….


Đo thân nhiệt tất cả những người vào khuôn viên của Viện Huyết học- Truyền máu TW

Hiện các bệnh viện đều được nâng mức cảnh báo mọi người dân đến khám đều coi là F1. Do đó đề nghị Viện Huyết học- Truyền máu TW luôn cảnh giác và tập trung để chủ động trong công tác sàng lọc, phát hiện sớm và chuyển người bệnh nhanh.

Lê Hảo- Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e98757ff8ec6edafe390743)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY