Khoa học hôm nay

Kit xét nghiệm ở nhà đo lượng kháng thể SARS-CoV-2; hầu hết trẻ em bị hậu COVID-19 không tiêm vắc xin

Kit xét nghiệm ở nhà đo lượng kháng thể SARS-CoV-2; hầu hết trẻ em bị hậu COVID-19 không tiêm vắc xin

Hầu hết trẻ em bị di chứng hậu COVID-19 không tiêm vắc xin

Một nghiên cứu nhỏ bổ sung thêm bằng chứng cho thấy trẻ em có thể phát triển tình trạng covid-19 kéo dài (di chứng hậu covid-19) ngay cả khi vi rút sars-cov-2 không làm chúng bị bệnh nặng.

các nhà nghiên cứu ở bang texas (mỹ) đã theo dõi 1.813 trẻ em nhiễm vi rút sars-cov-2 từ tháng 10.2020 đến tháng 5.2022 trong các đợt dịch delta, omicron và phát hiện ra rằng 4,5% có triệu chứng đến 12 tuần và 3,3% có triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần. nguy cơ bị các triệu chứng dai dẳng (mất vị giác và khứu giác, ho và khó thở) cao nhất ở trẻ em mắc covid-19 nặng đến mức phải nhập viện.

Thế nhưng, 93% trẻ em bị triệu chứng covid-19 kéo dài chỉ báo cáo bệnh nhẹ đến trung bình khi nhiễm vi rút sars-cov-2 lần đầu, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí the pediatric infectious disease.

Các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ cao nhất với những trẻ em nhiễm vi rút sars-cov-2 trước khi có vắc xin. họ phát hiện ra rằng hầu hết trẻ em bị tình trạng covid-19 kéo dài không được tiêm vắc xin.

"Có thể có ý kiến ​​cho rằng một người phải nhập viện để bị COVID-19 kéo dài, nhưng đó không phải là những gì chúng tôi tìm thấy. Tôi khuyến khích các bậc cha mẹ vẫn nên thận trọng và đưa con mình đi tiêm vắc xin phòng COVID-19, bởi chúng tôi biết rằng nó sẽ giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 và COVID-19 kéo dài”, Sarah Messiah - trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Texas, cho biết trong một thông cáo báo chí.

Thiết bị xét nghiệm tại nhà đo nồng độ kháng thể SARS-CoV-2

Theo các nhà nghiên cứu, một thử nghiệm xét nghiệm sử dụng tại nhà đo mức độ kháng thể của một người với vi rút SARS-CoV-2 có thể giúp chúng ta biết được nên bảo vệ như thế nào để chống lại sự lây nhiễm và những biện pháp phòng ngừa cần thực hiện.

Đang ở giai đoạn nguyên mẫu, thiết bị này sử dụng công nghệ tương tự hầu hết xét nghiệm nhanh kháng nguyên với COVID-19, ngoại trừ việc dùng một giọt máu chứ không phải ngoáy mũi. Như đã báo cáo trên Tạp chí The Pediatric Infectious Disease, xét nghiệm đo lượng kháng thể có khả năng ngăn chặn vi rút tự gắn vào tế bào và lây nhiễm cho chúng. Sau đó, một ứng dụng smartphone sẽ giải thích các phát hiện và định lượng mức độ kháng thể của người đó.

Các nhà nghiên cứu cho biết thử nghiệm này được thiết kế để nhà sản xuất có thể điều chỉnh nó phù hợp với các biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai.

"Nhiều người có lẽ muốn biết họ được bảo vệ tốt như thế nào, nhưng tôi nghĩ nơi mà xét nghiệm này có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất là với bất kỳ ai không có đáp ứng miễn dịch tốt, chẳng hạn bệnh nhân ung thư hoặc những người dùng thuốc ức chế miễn dịch”, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Hojun Li thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho biết trong một thông cáo báo chí.

Nhóm của Hojun Li đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế nhưng nói cần phải nghiên cứu thêm để chứng minh rằng xét nghiệm là an toàn và chính xác.

Vấn đề về thị giác, thính giác có thể cản trở việc tiếp cận vắc xin COVID-19

Dữ liệu khảo sát của Cục điều tra dân số Mỹ chỉ ra rằng tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 có thể thấp hơn ở người lớn bị khuyết tật về thị lực hoặc thính giác. Từ tháng 4.2021 đến tháng 3.2022, văn phòng Cục điều tra dân số Mỹ đã khảo sát 916.085 người về việc họ nhận vắc xin COVID-19 và các yếu tố chăm sóc sức khỏe khác. 3,8% người báo cáo khó khăn về thị lực và 2,5% báo cáo khiếm thính.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 83% người không có vấn đề về thính giác hoặc thị lực cho biết đã nhận được ít nhất một liều vắc xin COVID-19, so với 80,7% những người bị khiếm thính và 76,7% những người báo cáo gặp khó khăn nào về thị lực, theo nghiên cứu trên Tạp chí JAMA Ophthalmology.

Sự khác biệt rõ ràng hơn với tình trạng khuyết tật nặng hơn. Cụ thể, tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 là 62,9% ở những người cho biết bị mù hoàn toàn và 65,2% với những người bị điếc.

Các tác giả nghiên cứu nói: “Rất ít kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 của bang ưu tiên cho người lớn bị khuyết tật về thị giác hoặc thính giác”. Họ kêu gọi nghiên cứu các yếu tố có thể góp phần gây khó khăn trong việc tiêm vắc xin cho những nhóm này, chẳng hạn thiếu các địa điểm đăng ký vắc xin dễ tiếp cận và thông tin phát sóng cho những người khiếm thị hoặc khiếm thính.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/kit-xet-nghiem-o-nha-do-luong-khang-the-sars-cov-2-hau-het-tre-em-bi-hau-covid-19-khong-tiem-vac-xin-185602.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY