An toàn thực phẩm hôm nay

Lá chắn an toàn thực phẩm

Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm tại thành phố giảm mạnh so với trước. Giai đoạn 2017-2022 giảm 10 vụ, số người mắc giảm 8 lần so với giai đoạn 2014-2016.
Bảo đảm an toàn bữa ăn cho người lao động.

Cụ thể, giai đoạn 2014-2016 có 18 vụ với 1235 người mắc. giai đoạn 2017-2019, có 9 vụ với 170 người mắc. nhưng đến giai đoạn 2020-2022 chỉ có 3 vụ với 15 người mắc. đặc biệt, số vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học, ngộ độc thực phẩm trong khu chế xuất, khu công nghiệp gần đây không có vụ nào xảy ra.

“quan điểm của ban quản lý an toàn thực phẩm (attp) là phòng hơn chống” - bà phạm khánh phong lan, trưởng ban quản lý attp tphcm cho biết tại hội nghị tổng kế 6 năm thí điểm thành lập ban quản lý attp, ngày 15/7.

Đề cập đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, qua phân tích số liệu về ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố, sở y tế nhận thấy với sự điều hành, quản lý của ban quản lý attp số vụ ngộ độc thực phẩm giảm rõ rệt (giảm 30%). trong đó, số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trên 30 người giảm trên 92%, số người ngộ độc thực phẩm giảm trên 85%. điều này cho thấy hiệu quả của sự phối hợp các ban ngành trong công tác quản lý attp, trong đó có vai trò rất lớn của ban quản lý attp.

Nhìn nhận kết quả của Ban Quản lý ATTP sau 6 năm thí điểm, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TPHCM đánh giá cao những nỗ lực của Ban, đảm bảo ATTP cho người dân thành phố. Theo ông Đức, ATTP luôn là vấn đề quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, đặc biệt với một đô thị lớn như TPHCM. Trong thời gian tới, ông Đức đề nghị lãnh đạo Ban tiếp tục xây dựng hoàn thiện đề án thành lập Sở ATTP, lắng nghe tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của ban ngành, chuyên gia, người dân để xây dựng kế hoạch nâng cấp Ban. Song song đó, tiếp tục duy trì ngày một hiệu quả hơn, đảm bảo ATTP ngày một tốt hơn.

Mặc dù đạt kết quả khả quan trong 6 năm thực hiện thí điểm, song vấn đề ATTP tại TPHCM vẫn còn nhiều nỗi lo. Bà Dương Thị Huyền Trân - đại diện MTTQ TPHCM bày tỏ quan ngại khi còn nhiều điểm kinh doanh tự phát, “tranh tối tranh sáng” giữa quản lý phụ gia thực phẩm và phụ gia công nghiệp. Còn theo ông Nguyễn Hữu Hoàng Phú - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây thành phố đáp ứng khoảng 25% nhu cầu thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên, do dân số tăng lên tỷ lệ này hiện nay chỉ ở mức 22%, còn lại 78% thực phẩm được nhập từ các tỉnh. Vì thế việc kiểm soát ATTP sẽ khó khăn hơn.

Trong khi đó, bà Phạm Khánh Phong Lan cũng cho biết, vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý ATTP. Tình trạng sản xuất chế biến kinh doanh trái luật ngày càng tinh vi và nghiêm trọng. Tuy Ban Quản lý ATTP đã đạt được một số kết quả nhưng để bền chắc hơn, theo bà Lan, mong muốn Chính phủ cho phép thành lập Sở ATTP để hiệu quả hoạt động được nâng lên.

Được biết, từ quý IV/2017 đến tháng 5/2022, các đoàn kiểm tra của Ban Quản lý ATTP TPHCM đã tiến hành thanh kiểm tra 28.694 cơ sở, phát hiện vi phạm 2.258 cơ sở (1,87%), xử phạt vi phạm hành chính 2.234 cơ sở với số tiền phạt 31.311.359.311 đồng. Trung bình mức xử phạt 14.015.828 đồng/cơ sở. Đề xuất xử phạt bổ sung, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như đình chỉ hoạt động có thời hạn 40 cơ sở, tước quyền sử dụng giấy phép 1 cơ sở, buộc tháo dỡ tháo gỡ quảng cáo 21 cơ sở, buộc ghi nhãn hàng hóa 1 cơ sở...

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/la-chan-an-toan-thuc-pham-5691459.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY