Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lào Cai đẩy lùi tảo hôn

Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp, nhưng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn là vấn đề nhức nhối tại một số địa bàn tỉnh Lào Cai, nhất là những khu vực dân cư xa xôi, sống biệt lập với cộng đồng. Những năm gần đây, với sự vào cuộc tích cực của chính quyền và các đoàn thể, tình trạng này đang từng bước được đẩy lùi. Lào Cai phấn đấu sớm chấm dứt nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Giàng thị đi (phường ô quý hồ, thị xã sa pa, lào cai) sinh con đầu lòng năm 17 tuổi, đến năm 19 tuổi, chị đã “một nách hai con”. lấy chồng sớm, sinh con sớm đã cản trở sự phát triển của chính bản thân. hiện nay, chị giàng thị đi không có công việc ổn định.

Chị đi tâm sự: “lúc đấy mình đi chợ, mình chưa biết gì đâu nhưng “nó” kéo mình về làm vợ. mình lấy chồng sớm, mình khổ và con cũng khổ”. chị đi là một trong hàng trăm trường hợp gặp phải “vấn nạn” tảo hôn trên địa bàn tỉnh lào cai.

Dù chính quyền, đoàn thể địa phương đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động nhằm ngăn chặn tảo hôn, nhưng đây vẫn là vấn đề nhức nhối ở lào cai. ngay tại thị xã sa pa, từ đầu năm đến nay đã có hơn 20 trường hợp sinh con trước 18 tuổi.

Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xuất hiện những tín hiệu đáng mừng khi nhận thức của cộng đồng ngày một nâng lên. đặc biệt, nhiều chị em phụ nữ từng thấm thía nỗi đau của một người từng vướng phải nạn tảo hôn, giờ các chị trở thành tuyên truyền viên tích cực trong chống lại nạn tảo hôn, nhằm bảo vệ những phụ nữ khác. chị thào thị lan (thôn séo mý tỷ, xã tả van, thị xã sa pa) là một ví dụ. chị là người trực tiếp đến cơ sở để chia sẻ về câu chuyện tảo hôn của mình với những gia đình có các em gái ở độ tuổi 15-17.

Chị Lan cho biết: “Trước kia do nhận thức nên bố mẹ mình cho mình đi lấy chồng sớm. Bây giờ mình vận động mọi người phải thay đổi, không theo tục lệ cũ nữa. Phải thay đổi thì phụ nữ mới theo kịp được những người khác”.

Cán bộ Hội Phụ nữ và MTTQ xã Hầu Thào (thị xã Sa Pa, Lào Cai) vận động các gia đình không tổ chức cưới cho con khi chưa đủ tuổi kết hôn.

Thị xã sa pa hiện duy trì tổng cộng 5 mô hình “phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết”. đây chính là những đội “xung kích” trong chống tảo hôn trên địa bàn và đang phát huy hiệu quả. từ đầu năm đến nay, các mô hình này đã vận động được 30 trường hợp từ bỏ tảo hôn.

Thị xã sa pa là một trong những điển hình về ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn tỉnh lào cai. toàn tỉnh hiện duy trì 58 mô hình với 3.527 thành viên tham gia. các mô hình, câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ theo quy chế xây dựng; thường xuyên cập nhật kiến thức mới, phối hợp tổ chức tuyên truyền các nội dung thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. nhờ đó, các địa phương đã tuyên truyền, vận động được 147 người từ bỏ ý định về chung sống với nhau như vợ chồng, trong đó có 50 trường hợp là học sinh; kịp thời xử lý vi phạm hành chính 28 vụ tảo hôn.

Ban dân tộc tỉnh lào cai cho biết, cùng với việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tỉnh đang tăng cường xây dựng các mô hình điểm, các câu lạc bộ về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống với nội dung như: “nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, “tổ phụ nữ không có con tảo hôn”, “chống tảo hôn”, “giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và phát triển trẻ em gắn với hôn nhân gia đình...”.

Một sáng tạo khác của lào cai trong ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết là triển khai phong trào “dân vận khéo về cải tạo tập quán lạc hậu”. mô hình này yêu cầu các địa phương rà soát, kiểm tra, nắm bắt tình hình thanh, thiếu niên chưa đủ tuổi kết hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các đối tượng học sinh tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, dân tộc nội trú. việc sớm nắm tình hình là cơ sở để chính quyền, đoàn thể địa phương triển khai vào cuộc ngay khi vấn đề tảo hôn mới là “nguy cơ” với các em gái trẻ tuổi.

Lào Cai đang Nỗ lực đẩy lùi tình trạng sinh con ở tuổi vị thành niên tại vùng cao.

Huyện vùng cao bát xát vốn là địa bàn tình trạng hôn nhân cận huyết hết sức nan giải. toàn huyện có hơn 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức của một bộ phận bà con còn thấp. nhưng việc tích cực vào cuộc của chính quyền, các đoàn thể, nhất là hội liên hiệp phụ nữ các cấp, nhận thức của cộng đồng đã được nâng lên. nếu như năm 2021 toàn huyện còn 7 trường hợp tảo hôn, thì năm 2022 này mới ghi nhận 1 trường hợp.

Bà Sùng Hồng Mai, Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát cho biết: “Huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ trong việc lựa chọn các giải pháp phòng chống tảo hôn. Ví dụ, Đoàn Thanh niên phối hợp tổ chức diễn đàn “Thanh niên nói không với tảo hôn”; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thì tiếp tục xây dựng các mô hình ở các xã có nguy cơ cao xảy ra tảo hôn… Cùng với đó, phát huy vai trò trưởng thôn, bản, người có uy tín tham gia tuyên truyền, vận động, kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn các trường hợp có dấu hiệu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”.

Để tiếp tục đẩy mạnh ngăn chặn, tiến tới chấm dứt nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, mới đây, ubnd tỉnh lào cai đã ban hành kế hoạch số 279/kh-ubnd về nâng cao chất lượng dân số tỉnh lào cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. tỉnh lào cai đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 không còn hôn nhân cận huyết thống, đến năm 2030 cơ bản không còn tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh. với kinh nghiệm thực tế triển khai thời gian qua, nhiều khả năng lào cai sẽ về đích sớm, nhất là mục tiêu ngăn chặn hôn nhân cận huyết.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/lao-cai-day-lui-tao-hon-5702482.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY