Tai , Mũi , Họng hôm nay

Liệt dây thanh, điều trị thế nào để lấy lại giọng nói?

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như hụt hơi, khàn tiếng, thở khò khè kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của liệt dây thanh.

Nội dung bài viết:

1. Nguyên nhân liệt dây thanh

3. Liệt dây thanh nguy hiểm như thế nào?

4. Các phương pháp liệt dây thanh theo y học hiện đại

5. Các phương pháp điều trị liệt dây thanh bằng y học cổ truyền

6. Điều trị liệt dây thanh, có lấy lại được giọng nói?

7. Khàn tiếng lâu năm, có hy vọng phục hồi giọng nói?

8. Liệt một bên dây thanh, liệt hai bên dây thanh, giọng nói sẽ khác nhau thế nào?

9. Đốt u tuyến giáp bị liệt dây thanh không nói được, phải làm sao?

10. Cắt dây thanh, có bị mất giọng nói?

1. Nguyên nhân liệt dây thanh

đầu tiên nhờ bs cho biết dây thanh nằm ở đâu, và nó có thể bị tổn thương, bị liệt do nguyên nhân gì ạ?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Thanh quản là cơ quan nằm phía cổ trước, nối giữa khí quản và giữa hầu. Cơ quan được cấu tạo từ cơ, sụn, dây chằng, giữ vai trò vận chuyển luồng hơi lưu thông từ các phế nang ra bên ngoài và tạo ra âm thanh khi giao tiếp.

Thanh quản (larynx) là cơ quan của tiếng nói và hô hấp, nằm ngang với 3 đốt sống cổ (iv, v, vi). ngay phía dưới của xương móng ở vùng cổ trước, di động dễ dàng. thanh quản di động ngay dưới da vùng cổ trước khi có động tác nuốt, hoặc khi cúi xuống, ngẩng lên. nó phát triển cùng với bộ máy sinh d*c, khi trưởng thành giọng nói cũng thay đổi gây nên hiện tượng vỡ giọng.

Thanh quản của nam phát triển hơn nữ giới và nhô ra ở dưới da, trông rất rõ. thông thường, thanh quản nữ thường có kích thước nhỏ hơn thanh quản nam. do đó giọng nói của nữ có xu hướng trong trẻo và cao hơn, trong khi đó giọng nam thường trầm và khàn. bên trong thanh quản là các dây thanh - hai nếp gấp của màng nhầy - bao phủ cơ và sụn. thông thường, dây thanh đóng mở nhịp nhàng, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động của chúng.

Các bệnh lý của thanh quản: viêm thanh quản (do virus, vi khuẩn, nói nhiều, hít phải hoá chất, do hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản…), ung thư thanh quản, u lành tính thanh quản, lao thanh quản, polyp thanh quản, nang dây thanh, liệt dây thanh….

liệt dây thanh: liệt dây thanh có thể là kết quả của các tổn thương ở vùng não: nhân xám (nhân mơ hồ), dải xám, thân chính dây x, hoặc các dây thần kinh thanh quản quặt ngược. dây thanh bên trái bị liệt nhiều hơn bên phải bởi vì dây thần kinh quặt ngược trái trở nên dài hơn từ thân não đến thanh quản, do vậy dễ bị ép, chấn thương, hoặc chấn thương phẫu thuật hơn. liệt có thể: một bên và hai bên.

liệt dây thanh một bên là phổ biến nhất. liệt dây thanh có thể là do tổn thương bất cứ nơi nào trên con đường thần kinh tới thanh quản (hạt nhân xám (nhân mơ hồ), các dải xám, thân chính của dây x, các dây thần kinh thanh quản quặt ngược).

Khoảng 1/3 số người bị liệt một bên là do ung thư, một phần ba là chấn thương, và một phần ba là vô căn. U nội sọ, tai biến mạch máu não, và các bệnh mất myelin dây thần kinh gây tê liệt nhân xám. Các khối u ở đáy của hộp sọ và chấn thương vào cổ gây ra liệt dây X.

Liệt thần kinh thanh quản quặt ngược là do tổn thương vùng cổ hoặc ngực (ví dụ, phình động mạch chủ, hẹp van hai lá, lao hạch trung thất, khối u của tuyến giáp, thực quản, phổi, hoặc trung thất), chấn thương, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, ngộ độc thần kinh (ví dụ như chì, arsenic, thủy ngân), nhiễm trùng thần kinh (như bạch hầu), tổn thương cột sống cổ hoặc phẫu thuật, bệnh Lyme và bệnh do virus. Viêm dây thần kinh do virus có thể là nguyên nhân của hầu hết các ca bệnh vô căn.

liệt dây thanh hai bên là rối loạn đe dọa tính mạng chủ yếu do phẫu thuật tuyến giáp và phẫu thuật vùng cổ, đặt nội khí quản, chấn thương và các bệnh thoái hóa thần kinh bệnh thần kinh cơ.

2. Chẩn đoán liệt dây thanh

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Liệt dây thanh có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp:

- Nội soi thanh quản

- Các xét nghiệm khác nhau tìm các nguyên nhân có thể

Chẩn đoán liệt dây thanh dựa trên nội soi thanh quản. nguyên nhân phải luôn luôn được tìm kiếm. đánh giá được hướng dẫn bởi những bất thường được xác định trong bệnh sử và khám sức khỏe.

Trong bệnh sử, bác sĩ hỏi về tất cả các nguyên nhân có thể có của bệnh lý thần kinh ngoại vi, bao gồm tiếp xúc kim loại nặng mãn tính (arsenic, chì, thủy ngân), tác dụng của Thu*c từ phenytoin và vincristine, và lịch sử rối loạn mô liên kết, bệnh Lyme, sarcoidosis, bệnh tiểu đường và nghiện rượu. Đánh giá thêm có thể bao gồm CT hoặc MRI tăng cường ở đầu, cổ và ngực; quét tuyến giáp; barium nuốt hoặc nội soi phế quản; và soi thực quản.

3. Liệt dây thanh nguy hiểm như thế nào?

ngoài việc ảnh hưởng tới giọng nói thì liệt dây thanh còn đưa đến những nguy hiểm gì (có thể ảnh hưởng đến việc nói, thở, và nuốt) thưa bs?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Hầu hết liệt đều một bên và ảnh hưởng chủ yếu đến giọng nói, song tình trạng liệt hai bên có thể xảy ra và gây cản trở đường thở.

Liệt dây thanh dẫn đến mất sự mở và đóng của dây thanh. liệt có thể ảnh hưởng đến chức năng ngữ âm, hô hấp, và nuốt và thực phẩm và chất lỏng có thể bị sặc vào khí quản. dây thanh liệt thường nằm từ 2 đến 3 mm cách đường giữa.

Liệt thần kinh thanh quản quặt ngược, dây có thể di chuyển khi phát âm nhưng không di động khi thở

Trong liệt một bên, tiếng nói có thể khàn và hụt hơi, nhưng đường thở thường không bị tắc nghẽn vì dây thanh bình thường vẫn hoạt động.

Trong liệt hai dây thanh, cả hai dây thường nằm trong khoảng từ 2 đến 3 mm của đường giữa, và giọng nói có chất lượng tốt nhưng có cường độ giới hạn và âm sắc cao. tuy nhiên, đường thở không đảm bảo, dẫn đến khó thở và khó thở với sự gắng sức khi mỗi dây được cố định ở đường giữa thanh quản và tác động bởi hiệu ứng hô hấp bernoulli hít vào cũng sẽ bị cản trở.

có phải liệt dây thanh là điều trị càng sớm càng tốt? thời gian giãn cách xã hội vừa qua có ảnh hưởng thế nào đến công tác điều trị liệt dây thanh?

bs.ck2 huỳnh tấn vũ trả lời: điều trị liệt dây thanh nên điều trị càng sớm càng tốt, do nó ảnh hưởng đến việc nói, thở và nuốt, gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh. điều trị sớm chừng nào, cải thiện các triệu chứng sớm chừng nấy, sẽ tốt hơn cho người bệnh.

Thời gian giãn cách xã hội ảnh hưởng đến việc điều trị nói chung rất nhiều và trong đó có liệt dây thanh quản, khiến người bệnh không thể đến bệnh viện và tiếp nhận điều trị, phải sống chung với những bất tiện của bệnh gây ra.

4. Các phương pháp liệt dây thanh theo y học hiện đại

điều trị liệt dây thanh hiện nay gồm những phương pháp nào, trong đó phương pháp nào quan trọng nhất ạ?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Các phương pháp điều trị liệt dây thanh bằng Y học hiện đại: Việc điều trị liệt dây thanh quản phụ thuộc vào các yếu tố như nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như thời gian liệt.

Bệnh nhân có thể sẽ được đề nghị trị liệu bằng các phương pháp của vật lý trị liệu như trị liệu giọng nói; phương pháp phẫu thuật, hoặc các phương pháp không dùng Thu*c của Y học cổ truyền như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, luyện tập yoga khí công. Phương pháp quan trọng nhất là phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất đối với mỗi người bệnh.

trị liệu bằng giọng nói: bệnh nhân thực hiện một số bài tập và hoạt động đặc biệt để tăng cường dây thanh quản, cải thiện hơi thở, kiểm soát giọng nói và ngăn chặn các căng thẳng bất thường ở những nhóm cơ khác gần dây thanh quản.

phẫu thuật: có nhiều phẫu thuật khác nhau để cải thiện chất lượng tiếng nói trong tình trạng liệt một bên hay cải thiện tình trạng hô hấp khí trong tình trạng liệt hai dây thanh kéo dài.

đối với liệt dây thanh một bên, phẫu thuật để đưa dây thanh gần nhau hơn. trong liệt một bên, điều trị được hướng đến việc cải thiện chất lượng giọng nói thông qua tăng thêm chiều dày dây thanh, đưa về tư thế trung gian, hoặc tái phục hồi.

tăng cường bao gồm việc tiêm một chất dẻo nhân tạo, collagen, micro hạ bì, hoặc mỡ tự thân vào dây tê liệt, kéo dây gần nhau hơn để cải thiện giọng nói và ngăn ngừa khó thở.

đưa về tư thế trung gian chuyển dây thanh về phía đường giữa bằng cách chèn một miếng đệm có thể điều chỉnh phía ngoài dây bị liệt đẩy dây thanh vào trong. điều này có thể được thực hiện bằng gây tê cục bộ, cho phép vị trí của bộ đệm được "điều chỉnh" theo tiếng nói của bệnh nhân.

Đối với tình trạng liệt hai dây thanh, phẫu thuật và các biện pháp đặt ra để duy trì đường thở. Trong liệt hai bên dây thanh, phải đảm bảo đường thở là cần thiết. Mở khí quản có thể là cần thiết vĩnh viễn hoặc tạm thời trong quá trình URI (A viral upper respiratory infection or URI).

Phẫu thuật cắt sụn phễu một bên sẽ mở thanh môn và cải thiện đường thở, nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng giọng nói. phẫu thuật cắt phần sau dây thanh bằng laser mở ra phần sau thanh môn và có thể được ưa thích hơn so với phẫu thuật cắt bỏ bằng nội soi hoặc phẫu thuật mở. việc cắt laser thành công phần sau dây thanh thường xóa bỏ sự cần thiết phải phẫu thuật mở khí quản dài hạn trong khi vẫn giữ được chất lượng giọng tốt.

5. Các phương pháp điều trị liệt dây thanh bằng y học cổ truyền

bs.ck2 huỳnh tấn vũ trả lời: chứng liệt dây thanh thuộc phạm vi chưng thất âm, y học cổ truyền có thể điều trị và cải thiện liệt thanh quản với các phương pháp điều trị không dùng thu*c, thừa kế phương pháp chẩn đoán và điều trị của người xua và đánh giá hiệu quả lâm sàng qua so sánh trước sau bằng nội soi thanh quản.

Các thủ thuật tác động chủ yếu vào vùng dưới cằm và cổ gáy bên liệt.

xoa bóp - bấm huyệt: làm thư giãn cơ co thắt, thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sự trao đổi chất, giảm mệt mỏi, tăng tiết chất nhờn, bôi trơn các dây thanh âm, và tiếp thêm độ đàn hồi và tính di động của các cơ bắp và dây chằng; làm bệnh nhân thư giãn, làm giãn cơ thanh quản, cải thiện chất lượng âm thanh, giúp loại bỏ tình trạng viêm do tích tụ của các chất thải trong cơ bắp, và tạo điều kiện sửa chữa tổn thương trong các cơ thanh quản.

Xoa bóp trên vùng sụn giáp và các cơ xung quanh giúp làm giảm khoảng cách giữa các sụn nhẫn và sụn tuyến giáp để tạo thuận lợi cho sự phát âm của tiếng nói giọng cao, trong khi đó gián tiếp làm tăng chiều dài và trương lực cơ của các dây thanh âm. xoa bóp - bấm huyệt trên vùng sụn phễu thanh quản rất tốt cho các dây thanh âm. vơi các thủ thuật: day, ấn, nhào cơ, rung cơ vùng cổ họng, trên sụn nhẫn, sụn giáp, vùng cổ bên liệt. chú ý day ấn các huyệt: nhân nghênh, phù đột, thiên song, liêm tuyền, ế phong, phong trì.

Điện châm kết hợp ôn châm các huyệt: Liêm tuyền: chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu 0,2 thốn (ngước đầu lên tìm huyệt); huyệt ngoại Kim tân: bên trái đường giữa của lưỡi, Ngoại ngọc dịch ben phải đường giữa của lưỡi. xung điên 15-20 phút.

Tập luyện các động tác Yoga - khí công

Động tác thở 4 thời có kê mông và giơ chân: Thực hành: nằm ngửa, kê gối ở mông, 1 tay phải trên ngực, tay trái ở bụng để theo dõi nhịp thở.

    Thời 1: Hít vào, đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và cứng. Thời gian ¼ hơi thở “hít ngực bụng nở” 4 giây.
    Thời 4: Thư giãn hoàn toàn, có cảm giác nặng và ấm. Thời gian ¼ hơi thở “nghỉ thời nặng ấm” 4 giây.

Kê mông giúp cơ hoành càng ngày càng khỏe lên. Cơ hoành mạnh lên sức thở của ta sẽ tăng lên, giữ hơi, mở thanh quản giữ càng lâu càng tốt, luyện sự di động của thanh quản. Tập ngày 2 lần, sáng 10 - 20 hơi thở, chiều tối tập 10 - 20 hơi thở.

Động tác ngồi hoa sen: Xếp bằng, kéo 2 bàn chân bắt chéo ở phía trên. Kiểu này khó nhưng tác dụng hiệu quả, lúc đầu đau, tê chân; song tập quen thì khí huyết hoạt động tốt trong bất cứ tư thế nào.

Hai bàn tay để lên 2 đầu gối, lưng thật thẳng rồi bắt đầu thở: hít vô, thắt lưng ưỡn càng tốt; giữ hơi, dao động qua lại, càng hít vô thêm (giữ hơi mở thanh quản) 2-6 cái; thở ra bằng cách vặn chéo thân mình ngó ra phía sau bên này, đuổi hết khí trọc trong phổi ra.

Rồi về tư thế ban đầu, bắt đầu một hơi thở thứ nhì: hít vô, giữ hơi và dao động 2-6 cái; thở ra bằng cách vặn chéo người ngó ra sau bên kia. Làm như vậy 5-10 hơi thở, có lợi cho hô hấp nhất là giữ hơi mở thanh quản. luyện di động của thanh quản.

Hiện nay, y học hiện đại rất tiến bộ và có nhiều phương pháp điều trị đối với liệt dây thanh từ tập luyện giọng nói cho tới phẫu thuật. tuy nhiên, bằng kinh nghiệm từ xưa và được kiểm chưng bằng cận lâm sàng là nội soi thanh quản để đánh giá, hiệu quả điều trị bằng các phương pháp không dùng thu*c của y học cổ truyền, có thể góp phần điều trị và cải thiện bệnh lý này.

6. Điều trị liệt dây thanh, có lấy lại được giọng nói?

Sau khi điều trị, giọng nói có trở lại bình thường như trước được không ạ?

bs.ck2 huỳnh tấn vũ trả lời: tùy nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương, thời gian bị bệnh, đặc điểm sức khoẻ từng cá nhân, sự hợp tác và tuân thủ của người bệnh… mà kết quả điều trị không giống nhau. có trường hợp phục hồi hoàn toàn về sự di động của dây thanh, phục hồi hoàn toàn khả năng nói, nuốt, thở. cũng có trường hợp mục tiêu điều trị chỉ dừng lại ở việc cải thiên chức năng, duy trì tình trạng sức khoẻ hiện tại, làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh. tùy từng trường hợp mà tư vấn và đạt mục tiêu điều trị sẽ khác nhau.

7. Khàn tiếng lâu năm, có hy vọng phục hồi giọng nói?

trường hợp người bị khàn tiếng nhiều năm rồi, nếu bây giờ mới điều trị thì có hy vọng phục hồi được giọng nói ngày xưa không ạ?

bs.ck2 huỳnh tấn vũ trả lời: cần thăm khám và đánh giá cụ thể trên người bệnh mới có thể dự đoán được mức độ hồi phục. đa số trường hợp khi điều trị đều có sự cải thiện ít nhiều, có phục hồi được hoàn toàn hay không cần theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình điều trị.

BS có thể kể lại một số trường hợp đã phục hồi thành công, trở lại công việc thường ngày? (giáo viên, MC, ca sĩ…?)

bs.ck2 huỳnh tấn vũ trả lời: muốn đánh giá phục hồi thành công chúng tôi dựa vào khả năng hồi phục giong nói, ăn uống trở lại bình thương, thở tốt và điều đặc biệt quan trong là nội soi thanh quản trước và sau điều trị để có cách nhìn khách quan về hiệu quả điều trị.

Điều trị 4 trường hợp: 1 cán bộ về hưu sau phẩu thuật tuyến giáp bị liệt: điều trị 1 tháng phục hồi, 1 bác sĩ sau đêm ngủ dậy tăc tiếng nội soi liệt thanh quản 1 bên điều trị thành công sau 1 tháng, 1 trường hợp khác là bênh nhân sau mỗ tuyến giáp cung liệt 1 bên phục hồi thành công sau 1 tháng và trường hơp sau mỗ tuyến giáp liệt 2 bên: phục hồi sau 3 tháng.

8. Liệt một bên dây thanh, liệt hai bên dây thanh, giọng nói sẽ khác nhau thế nào?

minh nhật: xin hỏi bs, nếu bị liệt 1 bên dây thanh so với liệt 2 bên dây thanh thì giọng nói sẽ khác nhau thế nào ạ? mong bs giải đáp.

bs.ck2 huỳnh tấn vũ trả lời: trong liệt một bên, tiếng nói có thể khàn và hụt hơi, nhưng đường thở thường không bị tắc nghẽn vì dây thanh bình thường vẫn hoạt động.

Trong liệt hai dây thanh, cả hai dây thường nằm trong khoảng từ 2 đến 3 mm của đường giữa, và giọng nói có chất lượng tốt nhưng có cường độ giới hạn và âm sắc cao. tuy nhiên, đường thở không đảm bảo, dẫn đến khó thở và khó thở với sự gắng sức khi mỗi dây được cố định ở đường giữa thanh quản và tác động bởi hiệu ứng hô hấp bernoulli hít vào cũng sẽ bị cản trở.

9. Đốt u tuyến giáp bị liệt dây thanh không nói được, phải làm sao?

vũ thị oanh: tôi vừa đốt sóng cao tần u tuyến giáp được 10 ngày và bị liệt dây thanh quản không nói được, xin bs tư vấn cách chữa?

bs.ck2 huỳnh tấn vũ trả lời: cần thêm thông tin, liệt dây thanh quản bên nào (p) (t) hay hai bên. cần kết hợp nội soi thanh quản và triệu chứng lâm sàng để hướng khám đánh giá, tư vấn điều trị phù hợp.

Chị có thể đến khám BS.CK Huỳnh Tấn Vũ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cơ sở 3, vào các sáng thứ 3, sáng thứ 5. Và nhớ mang theo hồ sơ liên quan đến sức khỏe của mình nhé.

10. Cắt dây thanh, có bị mất giọng nói?

trần lâm: cho em hỏi, phẫu thuật cắt 1/3 dây thanh như vậy, tiếng nói có phục hồi không ạ? cám ơn bs rất nhiều!

bs.ck2 huỳnh tấn vũ trả lời: với phẫu thuật cắt thanh quản bán phần thì bạn vẫn có thể bảo tồn được một phần chức năng nói và ít ảnh hưởng đến chức năng nuốt. giọng nói sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. có thể vẫn nói được, ăn uống có thể bị sặc hoặc khàn tiếng sau phẫu thuật. tuy nhiên khả năng phục hồi ít nhiều bị ảnh hưởng, cần khám, đánh giá, tư vấn và thời gian theo dõi thêm.


AloBacsi.vn

Lần cập nhật cuối: 10:48 23/11/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/liet-day-thanh-dieu-tri-the-nao-de-lay-lai-giong-noi-n419388.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY