Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Liệu bạn có đang mắc hội chứng rối loạn lo âu hậu COVID?

Di chứng hậu COVID-19 đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi người chỉ sau việc nhiễm bệnh do có khả năng gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe, trong số đó là hội chứng rối loạn lo âu - được cảnh báo là sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu không may mắc phải dưới tình trạng di chứng hậu COVID-19.

Di chứng hậu COVID-19 sẽ đến âm thầm và hoặc diễn ra với những triệu chứng cực kỳ bình thường, khi phát giác ra thì sức khỏe đã bị tổn hại nghiêm trọng. Đặc biệt là với hội chứng rối loạn lo âu - dấu hiệu bệnh sẽ ẩn mình dưới các vấn đề hoặc thay đổi về tâm lý, tâm thần, không gây đau, không có triệu chứng khác biệt, đặc trưng có thể khiến mọi người dễ dàng bỏ qua. Chính vì vậy, hãy thử tiến hành kiểm tra, sàng lọc để nhận biết xem bạn có đang mắc hội chứng này do COVID-19 kéo dài hay không bằng cách thử trả lời các câu hỏi sau:

Bạn gặp phải những nỗi lo do rối loạn lo âu hậu COVID-19 nào sau đây?

- Lo sợ quá mức về sức khỏe bản thân và gia đình

- Lo âu quá mức về tương lai, các gánh nặng kinh tế

- Lo sợ khi đọc thông tin sai lệch trên mạng xã hội

- Kiệt sức và suy nghĩ tiêu cực do áp lực công việc

- Khó khăn trong việc cân bằng giữa gia đình và công việc

- Stress do xung đột trong các lựa chọn

Bạn có triệu chứng của lo âu hậu COVID-19 nào dưới đây?

- Tâm trạng buồn kéo dài liên tục

- Trầm cảm

- Không có hy vọng cảm thấy bản thân không có giá trị

- Cảm giác cô đơn kéo dài

- Mất động lực làm việc

- Mất hứng thú trong những sở thích thông thường

- Thường xuyên mệt mỏi, chậm chạp khó tập trung

- Giảm giao tiếp hoặc không muốn giao tiếp

- Thay đổi thói quen ăn uống và giấc ngủ thất thường hơn

- Không sử dụng hoặc sử dụng các cơ chế phản ứng phòng vệ không phù hợp trong các tình huống.

- Mất ngủ, mỏi cơ, bực dọc

Nếu không may bạn có nhiều hơn trên 3 ô ở mỗi mục được liệt kê phía trên, rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc phải hoặc đang mắc phải chứng bệnh rối loạn lo âu hậu COVID-19 (Ảnh: Shutterstock)

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng và hoảng sợ. Bước đầu tiên để xử lý và điều trị là bạn cần giữ bình tĩnh trước.

Theo nhiều chia sẻ của các chuyên gia, người mắc rối loạn lo âu hậu COVID-19 nên kết nối nhiều hơn với người thân, gia đình hoặc bạn bè, có thể là trực tiếp, qua điện thoại hoặc video, đồng thời duy trì các hoạt động và sở thích cá nhân.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thiết lập lịch tập thể dục trong nhà hoặc ngoài trời như hành lang, quanh nhà. Tự chăm sóc bản thân, giữ thái độ lạc quan, tích cực, trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp...

Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Cân bằng hoạt động trong công việc và cuộc sống. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn từ các nhà tâm lý và bác sĩ tâm thần khi cần.

Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, những câu nói dễ gây căng thẳng, chán nản, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, cũng là yếu tố khiến ta bị căng thẳng kéo dài, ví dụ: "tất cả mọi thứ đều tệ hại", "tại sao chỉ tôi gặp phải những vấn đề này", "tôi không đủ sức đương đầu với hoàn cảnh khó khăn", "tôi phải kiểm soát được mọi thứ, "tương lai chỉ có một màu ảm đạm"... Thay vào đó, hãy tự khuyến khích, cổ vũ bản thân nhiều hơn, tin tưởng bản thân hơn có thể giúp người bệnh cảm thấy tự tin, thoải mái, bệnh cũng sẽ tự khắc thuyên giảm. Rối loạn lo âu đến từ những xúc cảm tiêu cực, căng thẳng trong tinh thần, và tâm lý, vì vậy, liều thuốc tốt nhất chính là gỡ bỏ những gánh nặng đó, ta mới có thể tốt hơn.

Nhìn chung, cân bằng công việc và cuộc sống, xây dựng lịch ngủ nghỉ hợp lý, tìm kiếm trợ giúp chuyên môn từ nhà tâm lý và bác sĩ tâm thần sẽ là cách giúp hội chứng rối loạn lo âu hậu COVID-19.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/lieu-ban-co-dang-mac-hoi-chung-roi-loan-lo-au-hau-covid-33476/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY