Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Lời khuyênvề ăn uống và lối sốngđể phòng ngừa ung thư

Một chế độ ăn khoa học có thể làm giảm nguy cơ gây ung thư với các nguyên tắc sau:

- Nhiều rau quả tươi, đậu và ngũ cốc.

- ít thịt đỏ và muối, ít chất béo no có nguồn gốc động vật. hạn chế tối đa các thức ăn ướp muối, xông khói.

- Bỏ rượu và Thu*c lá.

- Chống thừa cân béo phì. Rèn luyện thể lực vừa phải, tránh tăng trưởng nhanh quá mức.

Ung thư vòm họng, ung thư thực quản liên quan nghịch với quả, có thể với rau và thuận chiều với rượu và thức uống nóng. ung thư dạ dày liên quan nghịch với sử dụng rau quả, thuận chiều với muối. ung thư tụy có thể giảm nhờ rau quả, các chất xơ; tăng lên thuận chiều với rượu, thịt, protein và glucid. ung thư tử cung và ung thư thận đều liên quan tới béo phì. rau quả có tác dụng bảo vệ tốt đối với tất cả các loại ung thư.

1. chọn chế độ ăn ưu thế là thức ăn có nguồn gốc thực vật

phong phú về rau quả, đậu, khoai củ, các loại hạt. giảm các loại thực phẩm từ chất tinh bột tinh chế đã qua chế biến.

Chế độ ăn dựa vào thức ăn nguồn gốc thực vật chứa các vitamin, chất khoáng thiết yếu, chất xơ và các thành phần khác giúp cơ thể chống các yếu tố gây ung thư. Các thức ăn này thường ít chất béo và năng lượng nên còn giúp kiểm soát cân nặng.

[Đọc thêm: Nồi chiên không dầu có thực sự 'thần thánh' như lời đồn? ]

Không nên dùng các thực phẩm chế biến sẵn. Các thức ăn này thường có nhiều chất béo, muối, thịt và đường tinh chế. Trong quá trình chế biến có thể phá hủy nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần khác có vai trò bảo vệ cơ thể chống ung thư.

2. Ăn nhiều rau tươi và quả chín.

Nên dùng hàng ngày từ 400 - 800g. các bằng chứng khoa học cho thấy, chế độ ăn đủ rau quả có thể giảm 20% nguy cơ bị ung thư.

Tác dụng bảo vệ của rau quả đối với ung thư thông qua các tương tác phức tạp giữa các vitamin và khoáng chất, chất xơ và các thành phần hóa học khác. Các loại rau có lá xanh, cải bắp, cà rốt, cà chua và chanh rất có giá trị. Do đó nên ăn thay đổi nhiều loại. Các loại quả hơn hẳn đường tinh chế, vì ngoài vị ngọt còn cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.

3. Giới hạn lượng thịt màu đỏ không quá 80g/ngày.

Nên dùng cá, thịt gia cầm, thịt chim thay thế. Nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng nhiều thịt đỏ có liên quan tới một số bệnh ung thư đại, trực tràng, ung thư vú.

4. Duy trì cân nặng ở mức nên có và hoạt động thể lực đều đặn.

Thiếu cân và thừa cân đều tăng nguy cơ ung thư. Chỉ số khối cơ thể (BMI) nên nằm trong khoảng 18,5-23. Ở người trưởng thành cân nặng dao động không quá 5 kg. Không nên càng lớn tuổi càng tăng cân, nhất là sau thời kỳ mãn kinh.

Những người lao động tĩnh tại cần duy trì nếp sống năng động (đi xe đạp, làm vườn, lau nhà hoặc đi bộ nhanh 1 giờ/ngày).

5. Không uống rượu

nếu có thì chỉ vừa phải (không quá 2 lần/ngày đối với nam và 1 lần đối với nữ. Mỗi lần tương đương 250 ml bia, 100 ml rượu vang hoặc 25 ml rượu. Nguy cơ ung thư tăng lên khi vừa uống rượu, vừa hút Thu*c. Một số bằng chứng cho thấy, rượu tốt với sức khỏe khỏe tim mạch, nhưng không bao gồm cả ung thư.

6. Thực phẩm ít béo, ít muối.

Nên chọn các thực phẩm ít chất béo, đặc biệt nguồn gốc động vật (dùng sữa gầy, ít món xào rán, chọn thịt nạc, thịt gà bỏ da, không dùng các loại bánh ngọt nhiều chất béo).

Phần lớn các thức ăn qua chế biến công nghiệp đều nhiều muối và chất béo, nên xem thành phần qua nhãn mác. Ăn nhiều thực phẩm béo không những làm tăng nguy cơ ung thư mà còn có thể dẫn tới thừa cân béo phì. Đây là một yếu tố nguy cơ khác của ung thư.

 Lời khuyên về ăn uống và lối sống để phòng ngừa ung thư - Ảnh 1.

Chế độ ăn đủ rau quả có thể giảm tới 20% nguy cơ bị ung thư

7. Chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh.

Một số mốc, nấm phát triển ở thực phẩm có thể gây ung thư.

Bảo quản lạnh các thực phẩm tươi sống, sử dụng trong thời hạn cho phép. Không dùng thực phẩm, đặc biệt các loại hạt bị mốc (lạc, đậu tương, đỗ,…). Các loại thịt, cá rán, nướng ở nhiệt độ quá cao có thể sinh các chất gây ung thư trên bề mặt. Vì thế, chỉ nên ăn thỉnh thoảng và loại bỏ phần cháy.

Các thực phẩm qua chế biến (lạp sườn, xúc xích,…) thường chứa nitrat và nitrit, có thể chuyển thành các chất gây ung thư trong quá trình tiêu hóa. Quá trình hun khói cũng sinh ra nhiều chất, một số trong đó có tính gây ung thư mạnh. Các loại thực phẩm này chỉ nên dùng hạn chế.

ThS.BS NGUYỄN VĂN TIẾN

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/loi-khuyenve-an-uong-va-loi-songde-phong-ngua-ung-thu-20210421142414131.chn)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư vòm mũi họng (còn gọi là ung thư vòm , nasopharyngeal carcinoma) là ung thư ở mũi hầu, nằm phía cửa mũi sau và vòm họng. Trong đó, vòm họng là một khoang rỗng hình hộp, nằm ở phần trên của họng, có 5 mặt: thành trên – sau tiếp giáp với nền sọ, thành bên tiếp giáp với mạch máu thần kinh lớn bên cổ, thành trước là cửa mũi sau và thành dưới là mặt phẳng ảo, nằm ngang qua mặt lưng màn hầu...
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY