Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lồng ghép thực hiện chương trình mục tiêu Y tế- Dân số với chương trình Sức khỏe Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, sau 3 năm triển khai chương trình mục tiêu Y tế- Dân số, chúng ta đạt được nhiều thành quả từ y tế thôn bản, tỉ lệ Tu vong của mẹ và bé dưới 1 tuổi giảm đáng kể. Chưa nói đến các vấn đề suy dinh dưỡng, chăm sóc người cao tuổi đều rất được quan tâm...

98% phụ nữ đi sinh được nhân viên y tế qua đào tạo đỡ

Sau 3 năm (2016-2018) tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, với mạng lưới nước ta được phát triển rộng khắp, kiểm soát được các bệnh, dịch mới nổi, không có dịch lớn xảy ra; Tiếp tục giảm số mắc, số ch*t của nhiều bệnh dịch nguy hiểm; Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 95% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị

Đây là những thông tin được đưa ra tại hội nghị Sơ kết 3 năm (2016-2018) và kế hoạch 2 năm (2019-2020) của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế tổ chức ngày 11/4 tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị

Báo cáo kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện chương trình, ông Nguyễn Công Sinh- Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, ngoài các kết quả kể trên, việc thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu Y tế- Dân số trong 3 năm qua đã làm cho tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 15,3% năm 2013 và giảm xuống còn 13% năm 2018. Tuổi thọ người dân được nâng cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi, vắc xin phối hợp Sởi – Rubella đạt tiêu chuẩn GMP, là quốc gia thứ 11 loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết. Tiếp tục giảm số mắc, số ch*t của nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uống ván sơ sinh, duy trì tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 95% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ…

Riêng ở lĩnh vực sinh sản, nhờ triển khai các giải pháp hạn chế tai biến sản khoa, giảm Tu vong cho bà mẹ và trẻ em, Tu vong mẹ, Tu vong trẻ em giảm dần qua các năm từ 2016 đến nay. Tỉ lệ phụ nữ có thai được khám ít nhất 3 lần trong 3 thai kỳ đạt 91%, tỉ lệ phụ nữ đẻ do nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đạt 98%.

Ngoài ra, chương trình mục tiêu Y tế -Dân số 3 năm qua cũng đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Đảm bảo an toàn phòng chống một số bệnh lý về huyết học…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Sinh, mặc dù đạt được nhiều kết quả như mong muốn, thế nhưng chương trình mục tiêu Y tế- Dân số vẫn đang gặp phải 1 số khó khăn trong vấn đề tài chính. Các đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối quản lý nhà nước của các dự án chưa phát huy được hết vai trò trong việc chỉ đạo điều hành

Bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường... đang chiếm 73% số ca Tu vong hằng năm

Gánh nặng bệnh không lây nhiễm gia tăng

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS. guyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ghi nhận những kết quả đạt được của chương trình Y tế- Dân số; Đồng thời Bộ trưởng nhấn mạnh, với sự đóng góp của chương trình có thể nói ngành y tế những năm qua đã có nhiều thay đổi.

“Chúng ta đạt được nhiều thành quả từ y tế thôn bản, tỉ lệ Tu vong của mẹ và bé dưới 1 tuổi giảm đáng kể. Chưa nói đến các vấn đề suy dinh dưỡng, chăm sóc người cao tuổi đều rất được quan tâm” – Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, bên cạnh những thành tựu, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức mới về sức khỏe của người dân trong quá trình phát triển như những mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu,... đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đó là ô nhiễm môi trường sống.

Các yếu tố về hành vi lối sống đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và Tu vong sớm do bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh mãn tính về đường hô hấp… Những căn bệnh này là những “sát thủ” hàng đầu, đang chiếm 73% số ca Tu vong hằng năm. Trong khi tỷ lệ quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng còn thấp.

Bên cạnh đó, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn còn ở mức cao; An toàn thực phẩm vẫn là vấn đề bức xúc cần phải tập trung giải quyết, ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học khó kiểm soát. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao, tỷ suất sinh vẫn còn nguy cơ tăng ở một số vùng…

Toàn cảnh hội nghị Sơ kết 3 năm (2016-2018) và kế hoạch 2 năm (2019-2020) của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020

Nhằm hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn còn lại của chương trình (2019-2020), Bộ trưởng Bộ Y tế giao các đơn vị hoàn thành các mục tiêu trong việc lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân đối với các trạm y tế xã. Yêu cầu đến năm 2020 mỗi người dân phải có một hồ sơ sức khỏe điện tử tại trạm y tế xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong 2 năm (2019-2020), Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 cần phải tiếp tục triển khai có hiệu quả và đạt được các mục tiêu của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lồng ghép với Chương trình sức khỏe Việt Nam và đề án tăng cường y tế cơ sở.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/long-ghep-thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-y-te-dan-so-voi-chuong-trinh-suc-khoe-viet-nam-n155816.html)

Tin cùng nội dung

  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY