Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mặc ấm cho bé trong những ngày đông giá rét

Thời tiết miền Bắc chuyển lạnh cũng là lúc nhiều chị em quan tâm đến vấn đề giữ ấm cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng biết: mặc ấm quá đôi khi cũng mang lại cho bé những nguy cơ tai hại về sức khoẻ.
Ảnh minh họa.

Giữ ấm cho trẻ trong mùa đông như thế nào mới đúng cách?

Nhiều bà mẹ đã chọn cách đóng kín cho con bằng việc mặc quần áo thật dày, kín trước khi đi ngủ. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược và bé dễ viêm phổi.

Để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ. nếu dùng máy điều hòa ấm thì mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng bé là 20-25ºc. nếu dùng quạt sưởi hay máy sưởi thì mẹ cần tính toán khoảng cách giữa bé và nguồn nhiệt. từ đó, có quyết định giữ ấm cho bé hợp lý. mẹ cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một bát nước đặt trong phòng giúp không khí dễ chịu hơn.

Đôi khi để giữ ấm cho bé trong mùa đông, chị em thường sợ con lạnh nên cho con vào giữa bố mẹ nhưng có nhiều bé sẽ bị nóng. do vậy chị em có thể cho con nằm ngoài rìa. hãy đắp cho con một chiếc chăn mỏng sau đó mới đắp chăn dày lên. nếu bé có đạp chăn thì sẽ vẫn còn chiếc chăn cotton giữ ấm cho bé.

Đối với trẻ nhỏ, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Nếu cha mẹ lo lắng con sẽ đạp chăn trong lúc ngủ thì nên chọn cho con một chiếc túi ngủ. Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài. Tuy nhiên mẹ cần chú ý lựa chọn loại cũng như độ dày và độ vừa của túi. Nên chọn loại được thiết kế có 3 lỗ với 1 ở phía trên đầu và lỗ ở hai chân hoặc hai tay, tránh chất liệu có những lợi lông nhỏ có thể khiến bé hít phải gây ho và ảnh hưởng sức khỏe.

Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. để luôn giữ ấm bụng của bé, mẹ nên cho bé mặc kiểu áo giống tạp dề hoặc quấn một lớp khăn mỏng quanh vùng bụng rồi mới mặc quần áo ra ngoài.

Mát-xa nhẹ nhàng khắp cơ thể bé trước khi cho bé đi ngủ sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, nhờ đó làm ấm cơ thể bé. mẹ có thể đắp chăn và đi tất chân cho bé để giữ nhiệt, giúp bé có giấc ngủ thật sâu và ấm áp. hoặc uống một chút sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé ngon giấc và giữ ấm toàn thân. vào mùa đông, thỉnh thoảng mẹ nên cho bé uống nước ấm để giữ cơ thể bé luôn ấm áp.

Cách mặc ấm đúng cho bé sơ sinh tuân theo quy tắc '4 ấm 1 lạnh', mặc không qua 4 lớp quần áo...

Thời tiết miền bắc chuyển lạnh cũng là lúc nhiều chị em quan tâm đến vấn đề giữ ấm cho con. tuy nhiên không phải ai cũng biết: mặc ấm quá đôi khi cũng mang lại cho bé những nguy cơ tai hại về sức khoẻ. người lớn không là trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh cũng lại không biết nói, do vậy con đang lạnh hay nóng, mặc 3 áo là vừa hay phải 4 áo mới ấm tưởng như là vấn đề đơn giản nhưng vẫn khiến rất nhiều bà mẹ lúng túng.

“Bốn ấm” đó chính là: tay ấm, lưng ấm, bụng ấm và bàn chân ấm. Khi mặc quần áo xong cho con mẹ có thể kiểm tra: nếu bàn tay ấm, không đổ bồ hôi là mặc đồ vừa chuẩn. Giữ lưng ấm vì nếu lưng bị đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể trẻ gây cảm lạnh. Bụng ấm là để bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu dạ dày và bụng lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn bình thường của bé. Bàn chân ấm là vì chân có chứa rất nhiều mạch và huyệt, cũng là nơi nhạy cảm nhất. Một đôi chân lạnh có thể khiến bé mắc các bệnh về đường hô hấp.

“một mát mẻ” chính là cái đầu của bé. việc ủ kín đầu con chỉ để lộ gương mặt, nhất là khi con đang bị sốt là việc không nên. mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát thoải mái. khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được.

Một em bé sơ sinh mặc bao nhiêu quần áo vào mùa đông thì thích hợp?

Đối với quần áo trẻ em, cha mẹ nên dựa theo đặc điểm S*nh l* của con để mặc quần áo cho phù hợp. Ví dụ, trẻ sơ sinh hay hoạt động hay đổ mồ hôi. Vì vậy, quần áo của trẻ phải dễ mặc dễ cởi để cha mẹ có thể thoải mái dựa vào nhiệt độ cơ thể con mà tăng hoặc giảm số áo cho hợp lý. Thông thường, ngay cả trong những thời điểm lạnh nhất của mùa đông, số quần áo con mặc cũng không nên nhiều hơn 4 cái vì nếu không bé sẽ rất khó cử động

Khi thời tiết chuyển lạnh, không nên ngay lập tức cho em bé mặc quần áo quá dày đột ngột. mẹ nên để bé mặc nhiều đồ dần dần và từ từ tăng thêm số lượng. việc này giúp cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.

Trẻ em mặc ấm quá cũng là có hại. mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể bé ra mồ hôi. nếu mồ hôi này không thể thoát được, chúng sẽ ủ lại trên da, khiến bé có thể bị chàm, viêm da và các bệnh nhiễm trùng về da khác. vì đã quá ấm, trẻ cũng có thể tiết ra hết mồ hôi nên lượng nước tiểu trong cơ thể ít đi, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. rất nhiều trường hợp trẻ em đã bị cảm lạnh, viêm phổi do…mặc quá ấm, mồ hôi thấm ngược vào trong.

Chính vì vậy, cha mẹ nên quan sát tay và chân của bé, nếu thấy tay chân ấm thì không cần mặc thêm quá nhiều quần áo. Lưu ý vệ sinh người, lau mồ hôi liên tục nhiều lần trong ngày cho con.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/mac-am-cho-be-trong-nhung-ngay-dong-gia-ret-547303.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY