Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Mất tập trung, suy giảm trí nhớ: Tín hiệu cảnh báo sớm suy giảm nhận thức?

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực khiến bạn thường xuyên mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Liệu đây có phải là vấn đề bình thường hay tín hiệu cảnh báo sớm một tình trạng bệnh lý như suy giảm nhận thức? Bài viết với sự tư vấn của TS.BS Đinh Vinh Quang - Trưởng khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng này.

1. Đừng nhầm lẫn áp lực cuộc sống với suy giảm nhận thức

- Cuộc sống bộn bề áp lực, đôi lúc khiến chúng ta rơi vào trạng thái mất tập trung, nhớ trước quên sau. Xin hỏi BS, những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

ts.bs đinh vinh quang trả lời: trí nhớ của chúng ta được chia thành trí nhớ tức thì, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. trong đó:

trí nhớ tức thì: khi chúng ta nghe một câu chuyện, sự kiện, nhân vật hoặc số đếm… và có thể lặp lại những thông tin vừa được tiếp nhận. nếu không thể lặp lại thì đó là quên trí nhớ tức thì.

trí nhớ ngắn hạn: khi chúng ta nghe một câu chuyện, nhân vật và sau một khoảng thời gian nhất định vẫn có thể kể lại một cách khái quát hoặc toàn bộ những thông tin đó. nếu kể lại sai hoặc thiếu thông tin trầm trọng thì đó là có vấn đề rối loạn trí nhớ gần.

trí nhớ dài hạn: khi chúng ta trải qua một thời gian dài, có thể nhớ rõ câu chuyện, sự kiện của 5-10 năm trước. nếu chúng ta hoàn toàn không thể nhớ rõ sự kiện xảy ra trong quá khứ thì đó là gặp vấn đề về trí nhớ dài hạn.

Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân:

- Tuổi tác: Tuổi tác càng cao sẽ có vấn đề suy giảm trí nhớ.

- Sự gia tăng các bệnh lý nội khoa như rối loạn chuyển hóa, bệnh lý mạn tính, bệnh lý thần kinh - tâm thần (bệnh lý mạch máu não, thoái hóa não, viêm não, chấn thương sọ não)… Những tình trạng này có thể gây ra rối loạn trí nhớ.

- Sử dụng Thu*c kích thích. Ngộ độc chất kim loại nặng như chì…

- cuộc sống nhiều áp lực, tình trạng rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, hưng cảm, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ… gia tăng cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn trí nhớ cũng như rối loạn nhận thức.

TS.BS Đinh Vinh Quang là một trong những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Thần kinh, được nhiều người bệnh tin tưởng, tìm kiếm để thăm khám và điều trị bệnh

- Khi nào những dấu hiệu như mất tập trung, nhớ trước quên sau chỉ là thoáng qua và như thế nào được xem thực sự là bệnh lý cần cảnh giác, thưa BS? Những bệnh lý nào có thể gây ra những triệu chứng này?

ts.bs đinh vinh quang trả lời: nếu chúng ta gặp các vấn đề rối loạn trí nhớ (rối loạn trí nhớ tức thì, rối loạn trí nhớ ngắn hạn, rối loạn trí nhớ dài hạn) xảy ra với cường độ, thời gian nhất định (dưới 2 tuần), sau đó có thể phục hồi hoàn toàn thì đó không phải là vấn đề lớn với trí nhớ.

Tuy nhiên, nếu rối loạn trí nhớ diễn ra với cường độ ngày càng gia tăng, thời gian kéo dài trên 2 tuần thì chúng ta cần phải cảnh giác rằng đã gặp vấn đề liên quan đến rối loạn trí nhớ, cần phải đi khám bác sĩ.

-  trong đó, suy giảm nhận thức chiếm khoảng bao nhiêu % trong những nguyên nhân gây ra những triệu chứng này? mất tập trung, suy giảm trí nhớ có phải tín hiệu cảnh báo sớm nhất của suy giảm nhận thức?

ts.bs đinh vinh quang trả lời: suy giảm nhận thức là một thuật ngữ chung biểu hiện cho 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ và giai đoạn nặng hơn gọi là sa sút trí tuệ. hay nói cách khác, suy giảm nhận thức là một giai đoạn nằm giữa tình trạng nhận thức bình thường và sa sút trí tuệ.

Trong giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ, trí nhớ và chức năng nhận thức của người bệnh có thể bị suy giảm nhưng điều đó không ảnh hưởng đến hoạt động sống, công việc và mối quan hệ với những người xung quanh. tuy nhiên, đối với sa sút trí tuệ, sự suy giảm về trí nhớ cũng như những chức năng về nhận thức sẽ ảnh hưởng đến công việc hằng ngày, ảnh hưởng đến mối quan hệ với những người thân.

Đối với tình trạng suy giảm nhận thức biểu hiện bằng rất nhiều triệu chứng, trong đó có rối loạn trí nhớ, rối loạn tư duy, suy nghĩ, điều hành, hành vi. hiện nay, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị suy giảm nhận thức có rối loạn trí nhớ giao động rất nhiều.

Có những nghiên cứu, bệnh nhân biểu hiện rối loạn trí nhớ trong suy giảm nhận thức chỉ 3-5%. nhưng cũng có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn trí nhớ trong suy giảm nhận thức lên đến 40-50% hoặc thậm chí hơn nữa. do đó, khi xuất hiện dấu hiệu rối loạn, suy giảm trí nhớ, chúng ta cần đi khám để được chẩn đoán xác định tình trạng này có hay không có liên quan đến suy giảm nhận thức.

2. Suy giảm nhận thức: Nhận biết sớm, điều trị hiệu quả?

- suy giảm nhận thức xuất phát từ những yếu tố nguy cơ nào? diễn tiến của bệnh suy giảm nhận thức như thế nào?

ts.bs đinh vinh quang trả lời: suy giảm nhận thức có liên quan đến yếu tố tuổi tác. khi càng lớn tuổi, vấn đề suy giảm nhận thức càng gia tăng. suy giảm nhận thức có thể dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ về sau này, nhất là với người lớn tuổi.

Người ta thấy rằng, với nhóm người dưới 75 tuổi, tỷ lệ suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ chỉ ở mức 5%. nhưng càng lớn tuổi, đặc biệt trên 85 tuổi thì vấn đề suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ có thể lên đến 20-30%.

- triệu chứng thay đổi ra sao theo từng giai đoạn của bệnh? làm sao để phân biệt triệu chứng giữa suy giảm nhận thức với các dấu hiệu mất tập trung, suy giảm trí nhớ tạm thời do các tình trạng khác mang lại?

ts.bs đinh vinh quang trả lời: biểu hiện của suy giảm trí nhớ là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý. trong đó có các biểu hiện của bệnh lý nội khoa, biểu hiện của bệnh lý thần kinh, tâm thần. mỗi đặc điểm rối loạn trí nhớ, rối loạn nhận thức trong các bệnh nền khác nhau sẽ có tính chất khác nhau và có các bệnh nền kèm theo. ví dụ, nếu bệnh nhân có vấn đề viêm não gây ra rối loạn nhận thức, ngoài những rối loạn trí nhớ sẽ kèm theo triệu chứng của viêm não.

Khi thăm khám một bệnh nhân, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, thói quen, và đặc điểm - thời gian xảy ra các triệu chứng rối loạn trí nhớ, suy giảm nhận thức. từ đó sẽ phân biệt được rối loạn nhận thức do bệnh lý hay tuổi tác gây ra.

Tiến triển bệnh sa sút trí tuệ nếu suy giảm nhận thức không được điều trị từ giai đoạn sớm

- suy giảm nhận thức lâu dài sẽ dẫn đến những vấn đề gì? vì sao việc phát hiện sớm các triệu chứng của suy giảm nhận thức lại quan trọng như bs vừa mới chia sẻ ạ?

ts.bs đinh vinh quang trả lời: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biểu hiện về rối loạn trí nhớ và suy giảm nhận thức ở những người lớn tuổi và ở người có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ có thẻ dẫn đến sa sút trí tuệ thực sự. tỷ lệ này không nhỏ, ít nhất là 40-50% các trường hợp bị sa sút trí tuệ về sau có biểu hiện các triệu chứng suy giảm nhận thức trong giai đoạn đầu. vì vậy, khi xảy ra tình trạng rối loạn trí nhớ, suy giảm nhận thức thì cần phải cảnh giác, theo dõi và khám bởi chuyên gia để đánh giá nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ về sau.

3. Suy giảm nhận thức: Tích cực đối diện giúp bạn sống vui, sống khỏe

- suy giảm nhận thức, nên điều trị ra sao, thưa bs? những điều cần lưu ý khi mua và sử dụng thu*c điều trị suy giảm nhận thức?

ts.bs đinh vinh quang trả lời: để phòng ngừa suy giảm nhận thức tiến triển thành sa sút trí tuệ, đầu tiên chúng ta phải áp dụng các biện pháp không dùng thu*c.

Trong giai đoạn sớm, các triệu chứng mới bắt đầu biểu hiện, chúng ta áp dụng các biện pháp như:

- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vitamin có tác dụng tốt đối với dẫn truyền thần kinh, ví dụ như các vitamin nhóm B, C hoặc các thực phẩm từ cá, đậu…

- Cần rèn luyện trí não bằng cách học ngoại ngữ, chơi đánh cờ (cờ vua, cờ tướng…) sẽ hỗ trợ cải thiện trí nhớ, nhận thức.

- tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao thể lực bằng cách chạy bộ, đi xe đạp… các chuyên gia khuyên rằng, khi có vấn đề về trí nhớ, nhận thức thì môn thể dục, thể thao tốt nhất là đạp xe đạp. bởi khi đạp xe chậm rãi, thoải mái, quan sát môi trường xung quanh, vừa giúp tập luyện cho thể lực và vừa là liều thu*c bổ đối với tinh thần, não bộ. ngoài đạp xe, người bệnh cũng có thể chơi đánh cầu, hoặc tập dưỡng sinh, đó là những biện pháp tập thể lực tốt đối với người lớn tuổi.

- Sử dụng thêm các sản phẩm chuyển đổi, chuyển hóa thành các chất chống lại gốc tự do, ví dụ như Ginkgo Biloba EGb 761.

Nếu tình trạng này không cải thiện hoặc đến giai đoạn nặng hơn, cần dùng thu*c, bác sĩ sẽ chỉ định tùy theo trường hợp của bệnh nhân để điều trị rối loạn nhận thức cũng như bệnh lý sa sút trí tuệ.

Ginkgo Biloba EGb 761 được chiết xuất từ lá cây Ginkgo Biloba - được sử dụng từ rất lâu đời để cải thiện trí nhớ, đặc biệt ở người lớn tuổi là một trong những sản phẩm chuyển đổi, chuyển hóa thành các chất chống lại gốc tự do, giảm tình trạng oxy hóa giúp ngăn ngừa diễn tiến của suy giảm nhận thức thành sa sút trí tuệ

- cuối cùng, nhờ bs đưa ra một vài lời khuyên để người bệnh có thể đối diện với tình trạng suy giảm nhận thức!

ts.bs đinh vinh quang trả lời: suy giảm nhận thức đến từ rất nhiều yếu tố. trong đó tuổi tác là vấn đề không thể thay đổi. tuy nhiên, các yếu tố khác có thể cải thiện được bằng cách thay đổi lối sống, giảm bớt những chất kích thích như rượu bia, thu*c lá, caffein. kế đến, chúng ta dùng những thực phẩm để tăng cường dưỡng chất cho não như rau, cá, trái cây, các loại đậu… cùng với đó là luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyện trí não, làm việc - nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

Trân trọng cảm ơn BS!

Lần cập nhật cuối: 14:57 10/04/2022 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/mat-tap-trung-suy-giam-tri-nho-tin-hieu-canh-bao-som-suy-giam-nhan-thuc-n421750.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY