Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ Việt ở Mỹ đi đẻ tiêm gây tê ngoài màng cứng hết hơn 200 triệu đồng, đẻ xong xuôi chưa thấy bác sĩ đâu

Nghe chồng nói mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng hết hơn 200 triệu đồng, chị Nguyên ngỡ ngàng và dặn chồng nhất định không để bác sĩ tiêm mũi thứ hai cho mình.

Bà mẹ bỉm sữa tham gia chương trình "Chat với mẹ bỉm sữa Cali" số mới đây là chị Thảo Nguyên, 33 tuổi, hiện đang sống ở Temecula, Califonia, Mỹ và là mẹ của một bé gái tên Mia, 3 tuổi. Đến với chương trình, chị Nguyên đã có những chia sẻ về hành trình bầu bí, sinh nở của mình ở nơi đất khách quê người vô cùng thú vị.

Kết hôn 4 năm mới có con, gọi điện báo mà chồng tưởng đùa

Chị Nguyên kể, hai vợ chồng chị khó có con vì ông xã hơi lớn tuổi, anh hơn chị 21 tuổi. Mong mỏi, chờ đợi mãi nhưng phải 4 năm sau khi kết hôn thì hai vợ chồng chị Nguyên mới có tin vui. Thời điểm mới có bầu, chị Nguyên không hề biết nhưng cơ thể của chị có nhiều thay đổi như việc thường xuyên buồn ngủ, thậm chí vừa lái xe vừa ngủ gục trên vô lăng. Chuyện ăn uống cũng bị ảnh hưởng, cứ ăn vào là buồn nôn.

Nghi ngờ mình có thai nhưng vì đã thử que quá nhiều lần mà không có em bé nên chị Nguyên bị ám ảnh, sợ cảm giác buồn bã, thất vọng khi que thử hiện lên 1 vạch. Lần này, chị Nguyên quyết định vào bệnh viện khám thì kết quả là chị đã có bầu.

Gọi điện thông báo cho chồng, ông xã của chị Nguyên còn tưởng vợ đang giỡn chơi. Sau đó, chị phải gửi giấy siêu âm cho anh xem thì anh mới tin. Anh còn vui mừng thốt lên: "Ủa vậy là anh được làm cha rồi hả?".

Suốt thời kỳ mang thai, tâm S*nh l* của chị thì có nhiều thay đổi. Nguyên nhân là bởi chị Nguyên không có người thân ở Mỹ, ông xã lại thường xuyên đi làm xa. Chị cũng bị ốm nghén, sợ mùi thức ăn nên thường xuyên phải ăn mỳ gói. Thời gian đó có những lúc chị cảm thấy mệt mỏi, buồn bã.

Chị Nguyên cũng xuống sắc khá nhiều, bị nổi mụn nhiều ở ngực. Mặc dù trước đó chị bị nghén không ăn được nhiều nên tăng ít cân, bụng nhỏ nhưng từ tháng thứ 7 trở đi thì lại to rất nhanh, nhìn bụng ai cũng tưởng chị đang mang thai đôi.

Đi đẻ tiêm gây tê ngoài màng cứng hết hơn 200 triệu, thấy con chồng hạnh phúc rơi nước mắt

Kể về kỷ niệm đi đẻ, chị Nguyên hài hước cho biết chị chuẩn bị khá nhiều đồ gia đình để sinh xong thì chụp ảnh cho đẹp, thậm chí trước ngày đi đẻ một hôm vẫn còn đi mối mi.

11h tối ngày dự kiến sinh thì chị Nguyên bắt đầu đau bụng chuyển dạ nhưng vì nghĩ chưa đẻ ngay nên chị vẫn còn khá ung dung. Nhưng một lát sau, chị Nguyên cảm thấy như em bé sắp đòi ra rồi nên chị liền vào viện ngay. Bệnh viện cũng gần nhà, chỉ cách 10 phút lái xe.

"Vào viện mình thấy các bà bầu khác đang đau đẻ la lớn quá, mình cũng la nhưng không lại nên thôi không la nữa, giữ sức để còn đẻ. Mình được tiêm Thu*c gây tê ngoài màng cứng nhưng lại tiêm quá sớm nên Thu*c hết tác dụng nhanh, chỉ khoảng 2-3 tiếng sau là Thu*c hết tác dụng trong khi mình đau đến 21 tiếng.

Lúc đó mình có hỏi chồng mũi Thu*c đó bao nhiêu tiền. Anh trả lời: "Trời, có bao nhiêu đâu, có 10 ngàn đô (khoảng 230 triệu đồng) thôi". Nghe vậy mình liền bảo ông xã: "Anh đừng có để bác sĩ tiêm lần thứ hai nha, để 10 ngàn đô đó cho em". Sau đó mình quyết tâm không tiêm Thu*c nữa.

Trước đó mình có chọn một bác sĩ để đỡ đẻ riêng. Nhưng lúc chuẩn bị đẻ là buổi tối muộn nên bác sĩ chắc là ngủ quên rồi. Có một cô y tá nói: "Cô yên tâm đi, tôi sẽ chăm sóc cho cô. Cứ rặn đi rồi từ từ bác sĩ sẽ tới".

Ông xã của chị Nguyên hạnh phúc khi được làm cha lần đầu tiên ở tuổi 51.

Thế là mình cứ rặn đến khi đầu con gần ra rồi, nhìn thấy tóc của bé rồi thì cô y tá lại nói: "Khoan, thôi đừng rặn nữa đợi đi, bác sĩ sắp tới rồi, đang gửi xe ở dưới". Mình nghe vậy cũng thấy có niềm tin nên ráng đợi, không rặn nữa.

Ngờ đâu 30 phút trôi qua mà bà bác sĩ vẫn chưa gửi xe xong, mà chỗ gửi xe ngay ở dưới chứ có phải ở đâu đâu. Đến lúc không thể chịu được nữa thì mình rặn em bé ra. Một tiếng sau bà bác sĩ mới xuất hiện và nói: "Chúc mừng nhé, cô có con rồi". Vậy là từ đầu đến cuối cô y tá làm hết mọi việc. Con ra đời thì mình thấy cũng bình thường nhưng ông xã đứng bên thì khóc. Có lẽ là anh hạnh phúc vì 51 tuổi anh mới có đứa con đầu tiên" - chị Nguyên kể chuyện đi đẻ vô cùng hài hước của mình.

Tổ ấm của chị Nguyên và ông xã.

Sau khi sinh con xong, chị Nguyên tự tay chăm lo tất cả cho em bé. Ông xã cũng giúp đỡ chị nhiều song anh không khéo léo cho lắm, mẹ đẻ của chị Nguyên cũng sang Mỹ hỗ trợ con gái nhưng bà lại không biết nấu ăn nên hầu như mọi việc vẫn chủ yếu là chị tự lo. Khi con được 3 tháng tuổi thì chị gửi bé cho dịch vụ chăm sóc trẻ để đi làm. Có những lúc vừa làm việc, chị Nguyên vừa khóc vì nhớ con. Phải mất hơn 3 tháng, chị mới quen với việc phải xa con gái.

Cuộc sống nhiều chuyện áp lực nên chị Nguyên không tránh được việc bị trầm cảm sau sinh. Hai vợ chồng cách biệt tuổi tác, khác biệt văn hóa nên cũng có chút mẫu thuẫn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái nhưng rồi mọi chuyện cũng qua.

Qua chương trình, chị Nguyên mong muốn ông xã sẽ hiểu được những sự hy sinh của mình sau khi đã rời Việt Nam, xa gia đình, rời Singapore - nơi chị đã du học 5 năm để sang Mỹ cùng anh xây dựng tổ ấm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/me-viet-o-my-di-de-tiem-gay-te-ngoai-mang-cung-het-hon-200-trieu-dong-de-xong-xuoi-chua-thay-bac-si-dau-20200701154100033.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Cứ 5 thai phụ thì có 1 người bị trầm cảm nặng trong thai kỳ, nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy yoga có thể có lợi cho những thai phụ này.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY