Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Miệng nặng mùi, đã có ngò gai Y học cổ truyền

Rau ngò gai có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm..., được dùng tươi hay khô.
ngò gai còn gọi là, ngò tây, mùi tây, mùi tàu. Đông y cho rằng ngò gai có vị cay hơi đắng, thơm hắc, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau, có tác dụng thông khí, khử thấp nhiệt, thanh độc, kích thích tiêu hóa, tiệm tỳ.

ngò gai chứa 0,02 – 0,04% tinh dầu bay hơi, rễ chứa saponin..., thường có mặt trong các bài Thu*c trị cảm mạo, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột đi kiết. Rau ngò gai có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm..., được dùng tươi hay khô.

Dưới đây là vài cách trị bệnh hiệu quả từ rau ngò gai:

* Hôi miệng: Lấy 1 nắm rau ngò gai, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.

* Đầy hơi, ăn không tiêu: Rửa sạch 50 g rau ngò gai, thái dài khoảng 3 – 4 cm; gừng tươi đập dập; sắc với 400 ml nước, đến khi còn 200 ml thì đổ ra uống, chia làm 2 lần, mỗi lần uống cách nhau 3 tiếng.

* Trị cảm cúm: Lấy 40 g ngò gai, 10 g gừng tươi, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20 g; thái nhỏ các loại, gừng đập dập, sắc với 400 ml nước, đến khi còn 100 ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.

* Chữa cảm mạo: Sắc 10 g ngò gai khô, 6 g cam thảo đất với 300 ml nước; đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.

* Chữa sốt nhẹ: Thái nhỏ 30 g ngò gai, 50 g thịt bò, cộng thêm vài lát gừng tươi, nấu chín với 600 ml nước, ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu, rồi đắp chăn kín, cho ra mồ hôi, nhiệt độ sẽ hạ xuống.

* Trị kiết lỵ: Lấy một nắm hạt ngò gai, sao vàng, tán nhỏ, pha 7 – 8 g mỗi lần chiêu với nước ấm, ngày uống 2 lần. Nếu đi ra máu thì uống kết hợp với nước đường.

* Sởi: Với những trẻ còn nhỏ bị lên sởi, nhưng các nốt sởi không mọc đều thì lấy ngò gai tươi giã nát, sao nóng, gói vào miếng vải mềm, chà xát khắp cơ thể trẻ. Nếu trẻ lớn hơn, thì nấu nước rau ngò gai cho trẻ uống (dùng khi nước còn ấm), sau đó đắp chăn kín như xông hơi cho ra mồ hôi, các nốt sởi sẽ mọc nhanh và mau khỏi hơn.

* Đái dầm: Lấy ngò gai, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20 g, cùng với 10 g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống sau bữa ăn chiều. Dùng khoảng 3 – 4 lần bệnh sẽ thuyên giảm.

* Loét niêm mạc lưỡi: Rửa sạch và ngâm rau ngò gai, rau húng chanh với nước muối pha loãng, nhai kỹ, nuốt lấy nước, dần dần vết loét sẽ biến mất.

* Đau bụng, tiêu chảy: Lấy 20 g rau mùi tươi, củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12 g, sắc với nước, uống trong ngày.

* Chấn thương: Lấy ngò gai tươi giã nát, đắp vào chỗ bị tổn thương, sau vài ngày sẽ bớt sưng tấy.

* Ăn không tiêu, ăn mất ngon: Uống 15 g nước sắc lá ngò gai, hoặc ăn lá tươi trộn với dầu mè. Có thể dùng với cam thảo nam để giúp dễ tiêu.

BS HOÀNG TUẤN LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mieng-nang-mui-da-co-ngo-gai-y-hoc-co-truyen-15110.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu tình trạng kém thơm tho của bạn có nguyên nhân từ vùng miệng thì chắc chắn những mẹo vặt dưới đây sẽ khắc phục được.
  • Nếu tình trạng kém thơm tho của bạn có nguyên nhân từ vùng miệng thì chắc chắn những mẹo vặt dưới đây sẽ khắc phục được.
  • Bưởi 1 quả gọt vỏ, tách múi, ăn cơm bưởi, có tác dụng giải độc rượu và trừ mùi hôi do rượu
  • Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi rất thường gặp ở nhiều người, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ.
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh (thực tích).
  • Triệu chứng đầy bụng chướng hơi ở dạ dày sẽ kích thích cơ hoành và triệu chứng trào ngược thực quản gây cảm giác mắc nghẹn nên dễ lầm với bệnh lý tim mạch.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY