Tâm sự hôm nay

Mổ cấp cứu “thần tốc” trường hợp sa dây rốn giúp “mẹ tròn con vuông”

ĐBSCL

Nhận định đây là trường hợp khẩn cấp đối với thai nhi, ê kíp bác sĩ trực đã nhanh chóng giải thích cho người nhà và tiến hành phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp với sự phối hợp của các bác sĩ liên khoa gồm: bsck2 nguyễn hà ngọc uyên - trưởng ê kíp phẫu thuật, bs nguyễn minh hoàng (khoa phẫu thuật) và bs trịnh viết trung (khoa nhi sơ sinh). ca phẫu thuật thành công, bé gái với cân nặng 2.760gr chào đời khỏe mạnh, khóc tốt, hiện được chăm sóc tại khoa nhi - sơ sinh.

Sản phụ được chuyển đến từ trung tâm y tế huyện bình minh. khi bác sĩ tại đây phát hiện tình trạng sản phụ mang thai bị sa dây rốn đã gọi điện khẩn cấp đến đường dây nóng của khoa cấp cứu bệnh viện phụ sản tp.cần thơ. tại thời điểm trên bsck2 nguyễn hà ngọc uyên - trưởng khoa cấp cứu đã hướng dẫn trực tiếp qua điện thoại các bác sĩ tuyến dưới cách xử trí, cách đặt sản phụ nằm đúng tư thế để tránh chèn ép dây rốn trên đường chuyển viện đến bệnh viện phụ sản tp.cần thơ. sau ca mổ lấy thai, bé khỏe hồng hào, "mẹ tròn con vuông".

Bác sĩ chăm sóc trẻ sơ sinh -Ảnh: VKK

Theo BS Uyên: “Sa dây rốn là một cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nếu không cấp cứu kịp thời, có khả năng thai nhi sẽ bị ch*t trong vòng 30 phút. Sa dây rốn thường gặp ở những sản phụ đa thai, sanh nhiều lần, thai non tháng, ngôi bất thường, đa ối, ối vỡ đột ngột, dây rốn quá dài… Vì vậy, chị em khi mang thai cần đến các cơ sở y tế khám thai định kỳ, nhất là tháng cuối thai kỳ thì nên khám thai mỗi tuần nhằm phát hiện các bất thường, các thai kỳ nguy cơ cao như đa thai, đa ối, thiểu ối, tiểu đường, tiên sản giật, bệnh tim, bệnh phổi…, nếu bị nên nhập viện sớm để được theo dõi sát để xử trí kịp thời, chủ động”. Sản phụ khi thấy vỡ ối (ra nước ướt quần) phải đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ khám nhằm phát hiện tình trạng sa dây rốn (nếu có) để được cấp cứu kịp thời.

Thời gian qua, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ đã tiếp nhận nhiều trường hợp sa dây rốn, rất may mắn các sản phụ đều được cấp cứu kịp thời. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/mo-cap-cuu-than-toc-truong-hop-sa-day-ron-giup-me-tron-con-vuong-181906.html)

Tin cùng nội dung

  • Những ngày qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,4 đến 0,7 m, chỉ ở mức tương đương cùng kỳ năm 2015. Nước dòng sông Mê Kông không về, nước biển sẽ xâm lấn sâu và sớm hơn vào nội đồng. Liệu ĐBSCL có phải đối diện với trận mặn lịch sử cách đây 4 năm về trước?
  • Thành công từ 3 ca phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trong cùng ngày với tổn thương nặng và phối hợp cho thấy sự tiến bộ vượt bậc về chuyên môn của BVĐK TW Cần Thơ.
  • Từ năm 2014, được chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật tim, Khoa Gây mê hồi sức BVĐK TW Cần Thơ đã được hướng dẫn tận tình từ khâu thăm khám, chuẩn đoán, phẫu thuật, hồi sức và tiên lượng sau mổ.
  • Bộ GDĐT cho biết, khu vực ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố lâu nay vẫn được coi là “vùng trũng” về giáo dục và đào tạo. Hầu hết các chỉ tiêu về giáo dục của vùng đều thấp hơn chỉ tiêu chung của cả nước và các khu vực khác. Hiện vùng này vẫn thiếu 16.778 giáo viên mầm non, phổ thông.
  • Mới đây, đến huyện Bình Tân, Vĩnh Long, “vương quốc khoai lang tím”, biết được những câu chuyện hay về người dân trồng và cây Thuốc Nam để chữa bệnh và được “chiêm ngưỡng” kho Thuốc Tân Lược, nơi dự trữ hàng trăm tấn Thuốc Nam mỗi năm, cho nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Cùng với bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Điều tra của Bộ Y tế cho thấy, chi phí cho một bệnh nhân sốt xuất huyết dengue dao động từ 40,7 USD đến 122,5 USD, tương đương từ 900.000 đến 2.700.000 đồng tùy theo độ nặng và tuổi của người bệnh.
  • Tôi lớn lên ở vùng sông nước, xung quanh nơi tôi ở thường có người mắc sốt xuất huyết (SXH). Tôi nghe nói có một vài loại Thuốc không được dùng cho người bệnh SXH. Vậy đó là những Thuốc nào, mong quý báo chỉ dẫn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY