Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Món ăn cho người bị gút

Bệnh gút gặp nhiều ở người có tuổi, người béo phì và người lao động trí óc. Dưới đây là những món ăn tốt cho người bị gút.

Gút (gout, thống phong), là một loại bệnh rối loạn chuyển hóa, có liên quan mật thiết với sinh hoạt thường ngày. Theo thống kê, bệnh thống phong đã tăng gấp 15 đến 30 lần, so với 15 năm trước đây.

1. Cà chua nấu bí đao.

Cà chua to 1 quả, bí đao 250g.

Cà chua rửa sạch, thái lát, bí đao rửa sạch, thái lát nhỏ. Các vật liệu cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu chín thêm gia vị thì hoàn tất.

Dùng 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 1 chén hoặc dùng làm món phụ.

Công hiệu: thanh nhiệt lợi thấp.

2. Canh đậu phụ - rau kim châm.

Đậu phụ 100g, rau kim châm (khô) 150g.

Đậu phụ rửa sạch thái lát, rau kim châm rửa sạch, trụng qua nước sôi sử dụng sau. Tất cả vật liệu cùng cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh chín, nêm nếm thì hoàn tất.

Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, bổ thận lợi thấp.

3. Canh phổ tai nấu trứng.

Phổ tai (rong biển) 50g, trứng gà 2 quả.

Phổ tai rửa sạch, thái cọng dài. Bo bo vo sạch. Bo bo, phổ tai cùng cho vào nồi áp suất, thêm nước, hầm nhừ sử dụng sau. Trứng gà chiên chín, cho vào canh phổ tai, bo bo, rưới thêm dầu mè, bột tiêu, muối thì hoàn tất.

Ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén hoặc làm món phụ.

Công hiệu: thanh nhiệt lợi thấp, hóa đàm, hoạt huyết, nhuyễn kiên.

4. Cháo đậu đen - bo bo.

Đậu đen 150g, bo bo 30g.

Đậu đen, bo bo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi 1 giờ thì hoàn tất.

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 chén hoặc dùng làm món phụ.

Công hiệu: thanh lợi thủy thấp, hoạt huyết giải độc.

5. Gà xào tàu hũ ky.

Tàu hũ ky 200g, thịt gà 100g, gừng tươi vài lát, hành 10g, củ mài 100g, bột tiêu, nước tương, muối, bột nêm, bột năng với mỗi thứ vừa đủ.

Thịt gà thái lát, ướp gia vị trong 10 phút. Tàu hũ ky ngâm nước xé lát nhỏ, vớt lên đĩa sử dụng sau, củ mài lột vỏ, thái lát mỏng. Đổ dầu vào chảo, phi thơm gừng, hành, thêm thịt gà đảo đều, thêm củ mài lát, tàu hũ ky đảo sơ, vật liệu nêm, làm xốt, múc lên đĩa.

Dùng làm món phụ, ngày 1 lần.

Công hiệu: bổ tỳ lợi thấp tiêu thũng, có thể dùng cho người gầy ốm, mỏi mệt mất sức, ăn kém, tiểu ít.

6. Canh đậu phụ - nấm rơm.

Nấm rơm tươi 150g, đậu phụ 400g, tỏi 1 tép, hành hoa, gừng lát, muối, dầu mè, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ.

Nấm rơm tươi thái hạt lựu, đậu phụ trụng qua nước sôi thái lát nhỏ mỏng, đổ dầu vào chảo cho nóng, phi thơm tỏi, gừng băm, thêm nấm rơm xào sơ, thêm nước. Chờ khi sôi thêm đậu phụ lát, nêm gia vị, đun sôi lại, rắc vào hành hoa, rưới dầu mè thì hoàn tất.

Ngày 1 lần, dùng làm món phụ.

công hiệu: thanh nhiệt khai vị, ích khí khoan trung, ích thận dưỡng huyết. thích hợp dùng cho các chứng chán ăn, ngực bụng đầy tức do bệnh gút gây ra.

7. Canh cải thảo - bí đao.

Bí đao 300g, cải thảo 200g, cà rốt 30g, gừng, hành mỗi thứ vừa đủ.

Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch thái lát vuông, cải thảo lặt rửa sạch, thái đoạn dài 4cm, cà rốt thái lát nhỏ, gừng thái lát mỏng, hành thái đoạn. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu cho nóng, thêm hành hoa, cà rốt xào sơ, thêm tiếp hành đoạn, gừng lát, cải thảo, bí đao, đảo vài dạo, thêm nước dùng, đun sôi khoảng 10 phút, nêm muối, nước tương, bột nêm, hoàn tất.

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 chén hoặc làm món phụ.

Công hiệu: bổ hư tiêu thũng, giảm béo khỏe thân, hỗ trợ điều trị chứng axít uric máu cao.

8. Quả lê nấu rau diếp cá.

Lê 1 quả to, rau diếp cá 1 nắm to, đường trắng vừa đủ.

Lê rửa sạch, cả vỏ thái nhuyễn, bỏ hột, rau diếp cá dùng 800ml nước ngâm, rồi đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh nửa giờ, bỏ bã lấy nước cốt, gạn lọc lấy nước Thu*c nửa lít. Lê cho vào nước Thu*c, thêm đường trắng vừa đủ, đun sôi lại bằng lửa nhỏ, chờ khi lê chín thì hoàn tất.

Ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén hoặc dùng làm món phụ.

Công hiệu: thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, nhuận phổi lợi tiểu. Dùng hỗ trợ điều trị sỏi đường niệu do gút gây ra.

9. Trứng hấp củ năng.

Củ năng 5 quả, trứng gà 2 quả.

Củ năng rửa sạch, thái lát mỏng, trứng gà đập và khuấy tan trong chén, thêm vào củ năng, hấp cách thủy cho chín.

Công hiệu: tư âm thanh nhiệt, chủ trị bệnh thống phong do thận.

10. Mướp xào chay.

Mướp 250g, rửa sạch, gọt vỏ, thái lát, bắc chảo lên bếp, đổ dầu, thêm vào mướp, xào đến gần chín, thêm tỏi, gừng sợi gia vị thì hoàn tất.

Dùng làm món phụ.

Công hiệu: thanh nhiệt lương huyết, hóa ứ.

11. Cà tím hấp tỏi.

Cà tím 1 quả, tỏi 1 củ, ngò rí ít cọng.

Cà tím rửa sạch, thái cọng dài, cho vào lò hấp chín, lấy ra để nguội. Ngò rí rửa sạch, thái nhuyễn, tỏi băm. Dùng nước mắm, dấm gạo, ngò rí nhuyễn, tỏi băm, muối, bột nêm, dầu mè trộn làm xốt, rưới lên cà tím, trộn đều thì hoàn tất.

Công hiệu: thanh nhiệt tiêu thũng, hoạt huyết thông kinh lạc.

12. Gỏi khoai tây - phổ tai.

Khoai tây 250g, phổ tai 150g.

Khoai tây rửa sạch gọt vỏ, thái sợi, đun sơ. Phổ tai ngâm nước, rửa sạch, thái sợi, trụng qua nước sôi. Gừng sợi, dầu mè, muối cùng phổ tai sợi, khoai tây sợi trộn đều thì hoàn tất.

Công hiệu: thanh nhiệt, hóa đàm.

13. Chè đậu xanh - phổ tai.

Phổ tai 60g, đậu xanh 80g, gạo 100g, vỏ quýt 5g.

Phổ tai ngâm nước, rửa sạch, thái sợi; đậu xanh, gạo, vỏ quýt (ngâm mềm) rửa sạch. Tất cả vật liệu cho vào nồi, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh thành chè, nêm đường đun sôi lại thì hoàn tất.

Mỗi lần dùng 1 chén, ngày 2 lần.

Công hiệu: ích vị sinh tân, thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm trừ phiền.

14. Cháo đậu đỏ - tim sen.

Tim sen 1 muỗng nhỏ, đậu đỏ 60g, gạo 50g.

Tim sen, đậu đỏ, gạo vo sạch, tất cả cùng cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, ninh thành cháo thì hoàn tất.

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 chén hoặc dùng làm món phụ.

Công hiệu: thanh tâm hỏa, giải độc, lợi tiểu, chữa chứng axít uric máu cao.

15. Giá xào củ sen - hạt sen.

Củ sen tươi 100g, hạt sen ngâm nước 50g, lá sen 200g, giá đậu xanh 150g, dầu ăn, muối, bột nêm, bột năng với mỗi thứ vừa đủ.

Hạt sen, lá sen thêm nước vừa đủ, đun chín bằng lửa nhỏ, lấy nước sử dụng sau. Củ sen tươi rửa sạch thái sợi, đổ ít dầu vào chảo cho nóng, xào củ sen đến gần chín, thêm hạt sen và đậu xanh đã vo sạch, lấy nước hạt sen và lá sen rưới lên, thêm gia vị, dùng bột năng làm xốt thì hoàn tất.

Dùng làm món phụ ăn thường xuyên.

Công hiệu: kiện tỳ lợi thấp, ích thận cố tinh, lương huyết giảm đau.

16. Gỏi khổ qua - rau cần.

Khổ qua 150g, rau cần 150g, dầu mè, tỏi mỗi thứ vừa đủ.

Khổ qua bỏ ruột, thái sợi, trụng qua nước sôi, ngâm qua nước lạnh, để ráo nước. Khổ qua trộn với rau cần, thêm gia vị trộn đều thì hoàn tất.

Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, giảm áp.

17. Cà rốt nấu củ năng.

Cà rốt 100g, củ năng 50g, hành, gừng mỗi thứ vừa đủ.

Cà rốt rửa sạch, củ năng gọt vỏ, thái lát vuông, gừng thái lát mỏng, hành cắt đoạn. Tất cả vật liệu cho vào nồi, đổ 1 lít nước, đun 20 phút kể từ lúc sôi, thêm gia vị, tắt bếp, lấy nước cốt.

Công hiệu: giải độc lương huyết, thanh nhiệt tiêu thực.

18. Nước đậu đũa - đậu xanh.

Đậu đũa 30g, đậu xanh 20g, lá sen tươi 10g, lá sen khô 30g.

Đậu xanh vo sạch ngâm nước, đậu đũa thái đoạn. Đậu đũa, đậu xanh cùng cho vào nồi thêm 500ml nước, đun khoảng 15 phút, thêm lá sen tươi, nấu tiếp khoảng 5 phút, bỏ bã lấy nước, nêm đường trắng thì hoàn tất.

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 chén, hoặc uống liên tục.

Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng giảm đau, hỗ trợ điều trị chứng axít uric máu cao.

19. Thịt hầm củ cải.

Củ cải 500g, thịt nạc heo 250g, hành, gừng, bột nêm, muối với mỗi thứ vừa đủ.

Thịt rửa sạch, thái lát vuông 50cm, củ cải cũng thái lát vuông 50cm. Đổ dầu vào chảo cho nóng, bỏ đường trắng, thịt không ngừng đảo đều, chờ khi thịt ngã màu, thêm gia vị và nước ấm, đậy nắp đun sôi chuyển lửa nhỏ ninh chín, khi gần chín thêm củ cải, nêm muối nấu chung với thịt, nêm ít bột nêm thì hoàn tất.

Công hiệu: thanh nhiệt hóa đàm, kiện tỳ lợi thấp, dùng chữa bệnh thận do thống phong.

20. Gỏi rau cần - đậu phộng.

Đậu phộng 200g, rau cần 250g, dầu ăn, muối, bột nêm, nước tương, dấm, đường trắng mỗi thứ vừa đủ.

Đậu phộng vo sạch, để ráo. Đổ dầu vào chảo cho nóng, cho vào đậu phộng rán giòn, sử dụng sau. Rau cần rửa sạch, thái đoạn dài 3cm, trụng qua nước sôi, ngâm trong nước lạnh, để ráo nước. Rau cần, đậu phộng đặt trong đĩa, gia vị làm xốt, rưới lên rau cần, trộn đều thì hoàn tất.

Công hiệu: thanh nhiệt lương huyết, hóa đàm giảm đau, giảm huyết áp, giảm mỡ.

21. Món xào kim châm - nấm rơm.

Rau kim châm khô 50g, nấm rơm 35g, măng 35g, cà rốt 35g.

Rau kim châm khô ngâm nước ấm cho mềm, để ráo nước, nấm rơm xé nhỏ. Bí đao, cà rốt rửa sạch thái sợi. Đổ dầu vào chảo, cho nóng, cho vào rau kim châm và măng, nấm rơm, cà rốt xào sơ, thêm nước dùng, rượu, muối, đường trắng, bột nêm, đảo đều cho sôi lên, chuyển lửa nhỏ ninh đến khi rau kim châm thấm vị, dùng bột năng làm xốt, rưới lên dầu mè, múc lên đĩa thì hoàn tất.

Công hiệu: kiện tỳ ích phế, thanh nhiệt lợi thấp, hóa đàm tiêu thũng. Có thể dùng cho thấp nhiệt ứ trệ, tỳ thấp đàm nhiều, tiểu vàng, người bệnh thống phong chán ăn.

22. Gà xào rau diếp cá.

Rau diếp cá 25g, thịt gà 100g, hành 10g, gừng băm 10g, lòng trắng trứng 1 quả.

Rau diếp cá cho vào nồi đất, đun 20 phút, gạn lọc, lấy nước sử dụng sau. Thịt gà thái sợi, cho vào chén, thêm muối, bột nêm trộn đều, tiếp thêm lòng trắng trứng, bột năng trộn đều, bắc chảo lên bếp, đổ dầu cho nóng, cho vào thịt gà để rán, vớt ra cho ráo dầu, lại bắc chảo lên bếp với lửa to, phi thơm hành, gừng, đổ nước rau diếp cá, rượu, nước dùng, nêm muối, bột nêm, thịt gà đảo đều, cho bột năng làm xốt, sau cùng rưới lên dầu mè, múc ra đĩa thì hoàn tất.

Công hiệu: thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, kiện tỳ dưỡng vị, hỗ trợ điều trị viêm khớp, do thống phong và viêm đường tiểu do thống phong.

Lương y, dược sĩ: BÀNG CẨM.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mon-an-cho-nguoi-bi-gut-n126153.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh gút (bệnh thống phong) là một bệnh được biết đến lâu đời nhất của loài người (đã hơn 2.000 năm), trước đây được coi là “bệnh của người giàu”,
  • Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân purin), làm tăng acid uric máu.
  • Gần đây, tôi hay bị đau nhức các khớp ngón tay và ngón chân. Cơn đau nhức tăng lên sau khi ăn, nhất là đồ biển.
  • Tôi đi khám bệnh định kỳ phát hiện mình bị chớm mắc bệnh gout. Bạn bè tôi có nhiều người bị nhưng không kiêng khem nên rất hay tái phát.
  • Từ khi chồng tôi bị bệnh gút, khả năng quan hệ giảm hẳn. Xin hỏi bệnh gút có làm suy giảm khả năng T*nh d*c?
  • Ngày nay, bệnh gút có xu hướng tăng nhanh và trẻ hoá thay vì tập trung vào tuổi trung niên như trước đây, kéo theo là nỗi lo bệnh có thể gây suy giảm T*nh d*c.
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. Thực tế điều trị cho thấy thận có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY