Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Một cục pin cúc áo nằm mắc kẹt trong cổ họng của bé gái 11 tháng tuổi suốt 4 tháng trời vì bác sĩ chẩn đoán sai

Dù bé gái đã được bố đưa đi hết phòng khám này đến bệnh viện kia thì tình trạng khó ăn khó nuốt của cô bé vẫn không được cải thiện. Bác sĩ cho rằng đứa trẻ bị viêm amidan hoặc nhiễm virus thôi.

Sofia-grace hill, sinh sống tại swindon (anh), là một đứa trẻ vui vẻ, tò mò, hiếu động và tràn đầy năng lượng. tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2020, sofia (khi đó được 11 tháng tuổi) bỗng gặp khó khăn trong việc ăn uống. vì lo lắng cho con, anh calham đã đưa con đi khám tại các phòng khám của bác sĩ đa khoa, thậm chí còn nhập viện để bác sĩ tiện theo dõi tình hình ăn uống của con gái. tuy vậy, tất cả các bác sĩ đều cho rằng sofia khó ăn, khó nuốt là do viêm amidan hoặc do virus gây ra.

Song, với bản năng làm cha của mình, anh calham tin rằng những chẩn đoán này không chính xác nên vẫn kiên trì đổi bác sĩ cho con.

Mãi cho đến tháng 5/2020, một bác sĩ quyết định cho sofia chụp x-quang. bức ảnh cho thấy có một cục pin cúc áo đang trong thực quản của đứa trẻ. vì đã ở trong đó quá lâu, tận 4 tháng, nên nó đã bị ăn mòn và gây tổn thương nghiêm trọng đến cổ họng của bé gái.

Một cục pin cúc áo nằm mắc kẹt trong cổ họng của bé gái 11 tháng tuổi suốt 4 tháng trời vì bác sĩ chẩn đoán bệnh sai - Ảnh 1.

Sau 4 tháng trời, bác sĩ mới tìm ra được cục pin nút áo nằm bên trong thực quản của cô bé.

Ngay lập tức, một cuộc phẫu thuật chuyên sâu khẩn cấp đã được diễn ra trong 2 giờ đồng hồ nhằm loại bỏ cục pin ra khỏi cổ họng của sofia. sau đó, cô bé lại tiếp tục trải qua thêm 1 ca phẫu thuật nữa nhằm "sửa chữa" những tổn thương mà cục pin đã gây ra.

Một cục pin cúc áo nằm mắc kẹt trong cổ họng của bé gái 11 tháng tuổi suốt 4 tháng trời vì bác sĩ chẩn đoán bệnh sai - Ảnh 2.

Sau ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ đồng hồ, cuối cùng cục pin cũng được các bác sĩ lấy ra ngoài.

Anh calham nói: "tôi đã rất tức giận và trách bản thân mình rất nhiều, nhưng bây giờ nghĩ lại chúng tôi đã thật sự rất may mắn khi sofia vẫn còn sống. cục pin đã để lại một lỗ thủng lớn trong thực quản của con tôi. mặc dù các bác sĩ đã khâu nó lại, nhưng nó cần thời gian phục hồi. vậy là con tôi bị gây mê suốt 2 tuần trong khi thực quản đang bị sưng lên trong quá trình phục hồi. các bác sĩ cũng cảnh báo khả năng sốt sót của sofia khi đó rất thấp nhưng chúng tôi tin rằng con sẽ bình phục. và may mắn đã mỉm cười với gia đình tôi".

Một cục pin cúc áo nằm mắc kẹt trong cổ họng của bé gái 11 tháng tuổi suốt 4 tháng trời vì bác sĩ chẩn đoán bệnh sai - Ảnh 3.

Sofia đã phải nằm hôn mê suốt 2 tuần trong quá trình cổ họng phục hồi.

Bây giờ, sofia đã được 2 tuổi, thế nhưng cho đến bây giờ cha mẹ của bé vẫn chưa thể giải thích được làm thế nào mà con gái họ có thể tìm thấy cục pin nút áo rồi bỏ vào miệng. nhưng, anh calham vẫn muốn các cha mẹ khác hãy luôn quản lý tốt pin trong nhà mình. "bạn cần phải bỏ pin hoặc để chúng trong một chiếc tủ được khóa chắc chắn", ông bố nhắn nhủ.

Một cục pin cúc áo nằm mắc kẹt trong cổ họng của bé gái 11 tháng tuổi suốt 4 tháng trời vì bác sĩ chẩn đoán bệnh sai - Ảnh 4.

Hiện nay Sofia đã được 2 tuổi và cô bé hoàn toàn khỏe mạnh sau sự cố nuốt pin.

Tại sao pin nút áo lại nguy hiểm đối với trẻ em?

Tiến sĩ katie parki - bác sĩ nhi khoa gia đình ở north west và north wales (anh) cho biết trẻ em rất dễ lầm tưởng pin nút áo là một viên kẹo do nó nhỏ và mỏng. thế nhưng, với kích thước đó, pin nút áo vẫn có thể nằm mắc kẹt bên trong cổ họng của trẻ. khi pin bị kẹt, nó sẽ tạo ra dòng điện do tiếp xúc với niêm mạc họng, từ đó, các chất xút tích tụ lại và gây bỏng nghiêm trọng.

Mặc dù pin mới độc hại hơn nhưng ngay cả pin cũ đã qua sử dụng cũng nguy hiểm không kém vì bên trong nó có thể còn tích lại một ít điện và cũng có thể gây nguy hiểm đối với trẻ.

Một cục pin cúc áo nằm mắc kẹt trong cổ họng của bé gái 11 tháng tuổi suốt 4 tháng trời vì bác sĩ chẩn đoán bệnh sai - Ảnh 5.

Ngoài ra, janet mcnally, bác sĩ phẫu thuật nhi khoa của bệnh viện hoàng gia bristol - người đang điều trị cho sofia, cho biết may mắn cho cô bé là cục pin đó có thể đã qua sử dụng nên lượng điện trong đó còn ít.

"Khi nuốt phải pin hoặc nam châm, một vài đứa trẻ sẽ không có hiểu hiện hay triệu chứng gì thể hiện ở bên ngoài cả. Chính vì thế, nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng vì trẻ không được cấp cứu kịp thời.

Những viên nam châm neodymium loại mới mạnh hơn nhiều so với nam châm bình thường, vậy nhưng nó lại dễ dàng được tìm thấy trong nhiều đồ dùng gia dụng và đồ chơi. Khi trẻ nuốt một hay nhiều nam châm thì ruột của con sẽ bị tổn thương nghiêm trọng tùy thuộc vào số lượng nam châm đó.

còn các loại pin có thể mắc kẹt trong cổ họng gây nghẹt thở hoặc bỏng đáng kể cho các mô trong vòng 2 giờ", bác sĩ jane chia sẻ.

Vậy cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con khỏi những T*i n*n do trẻ nuốt phải pin?

Chính vì sự nguy hiểm của các loại pin, gần đây, Ủy ban Người tiêu dùng của Úc đã khởi động chiến dịch "Pin nhỏ - Mối nguy hiểm lớn" để nâng cao nhận thức đối với mọi người, nhất là các cha mẹ.

Theo đó, các triệu chứng có thể xảy ra khi trẻ nuốt phải pin là: nôn mửa, nghẹt thở, hoặc chảy nước dãi, đau ngực, ho ra máu, thở nặng nề, bỏ ăn, đi tiêu ra máu, chảy máu mũi, đau bụng… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt và thông báo cho bác sĩ đầy đủ các triệu chứng. nếu nghi ngờ, bạn có thể yêu cầu cho con được chụp x - quang.

Bên cạnh đó, để đề phòng con không nuốt phải pin, các cha mẹ cần:

- Luôn để các loại pin mới và cũ ở xa tầm với của trẻ em. Bởi cho dù pin đã qua sử dụng rồi nhưn gbeen trọng nó vẫn có thể còn tích đủ điẹn để gây thương tích đối với cơ thể của con.

- Nếu mua đồ chơi, thiết bị gia dụng hoặc các mặt hàng có sử dụng pin, cha mẹ nên tìm các sản phẩm có thể sạc nếu hết pin. Và tốt nhất là không nên lựa chọn những sản phẩm sử dụng pin nút áo.

- kiểm tra sản phẩm và đảm bảo ngăn chứa pin nút áo luôn được giữ chặt bằng ốc vít. nếu ốc vít bị mất và không có ốc thay thế thì nên bỏ hẳn pin ra ngoài và không dùng đến pin nữa.

- vứt bỏ pin nút áo đã sử dụng ngay lập tức.

- hãy nói với người khác về tác hại nguy hiểm của pin nút áo nếu chẳng may trẻ nuốt phải để họ nâng cao nhận thức và giữ an toàn cho con của họ.

Một cục pin cúc áo nằm mắc kẹt trong cổ họng của bé gái 11 tháng tuổi suốt 4 tháng trời vì bác sĩ chẩn đoán sai - Ảnh 8.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/mot-cuc-pin-cuc-ao-nam-mac-ket-trong-co-hong-cua-be-gai-11-thang-tuoi-suot-4-thang-troi-vi-bac-si-chan-doan-sai-20210114150745457.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Anh tìm ra cách thức mới trong việc chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách kiểm tra viên nang Cytosponge làm từ bọt biển.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Thân chào Mangyte, Hiện nay có rất nhiều người bị ung thư nhưng khi phát hiện thì đã muộn, không còn cơ hội chữa trị, điều này làm tôi khá lo lắng, liệu tôi và gia đình có thể trở thành nạn nhân của ung thư hay không? Tôi muốn hỏi Mangyte xem có cách nào giúp phát hiện sớm ung thư không? Tôi muốn giúp gia đình mình kiểm tra sớm để còn mong có cơ hội để chữa trị trước khi quá muộn. Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte, tôi chân thành cảm ơn.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Khi Công an phường nhắc nhở, vị “khách không mời” này ngồi xuống ghế và đe dọa sẽ đập ch*t bé gái nếu ai động đến….
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY